Khám phá Product Placement trong MV: "Where Do We Go" - Thanh Bùi
Product Placement có vẻ xa lạ và hàn lâm nhưng chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp hình thức quảng cáo này trong đời sống thường nhật tại Việt Nam mà không hề hay biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hình thức này với MV của Thanh Bùi và Tata Young: Tìm về nơi đâu - We Do We Go.
Chuyện vui sau khi xem MV: hai nhân vật chính trong bài hát : chàng họa sĩ AJ đẹp trai, lãng tử và người mẫu thời trang Catherine thực ra không dùng điện thoại di động, vì họ dùng số bàn để gọi cho nhau.
Bạn có nhận ra hai nhân vật chính trong MV này sử dụng smartphone của thương hiệu nào không?
Hãy xem lại hình ảnh và MV lần nữa!
Bạn có đếm số lần xuất hiện của thương hiệu này trong MV dài 4 phút 15 giây?
Nếu tính cả những lần sản phẩm xuất hiện mà không kèm thương hiệu thì bạn sẽ kinh ngạc: 20 lần. Điều này có nghĩa là mỗi phút bạn đang nhìn ngắm sản phẩm của Samsung khoảng 5 lần một cách vui vẻ và chăm chú. Bạn không bao giờ mường tượng mình đang xem film quảng cáo, bạn đang nghĩ bạn xem MV ca nhạc phải không?
Đến đây thì bạn có thể hiểu vì sao sản phẩm của Samsung dày đặc trong MV của Thanh Bùi và Tata Young rồi phải không.
Target Audience
Theo bạn, Samsung sẽ bán sản phẩm trong MV này cho ai?
Không quá khó! Những người trẻ, sành điệu, có thu nhập cao, muốn thể hiện phong cách và sự thành đạt.
Rất nhiều thương hiệu hướng tới đối tượng A, A+ với đủ các tiêu chí phức tạp nhưng bị "tắc" ở phần thể hiện. Làm thế nào để cho người dùng thấy: dùng sản phẩm của tôi bạn sẽ trở nên sành điệu?
Samsung đã rất thông minh chọn một phân khúc cụ thể, với đối tượng người nghe cụ thể thông qua việc chọn lựa ca sĩ và dòng nhạc phù hợp. Đầu tư một cách hiệu quả cho MV, khai thác yếu tố giai nhân và nghệ sĩ đầy thuyết phục để xây dựng hình ảnh cho thương hiệu, cho không gian mà sản phẩm sẽ hiện hữu và tỏa sáng. Đây chính là "product placement" mà chúng ta sẽ tìm hiểu.
Product placement
Product placement hay embedded marketing là một hình thức quảng cáo với việc sản phẩm, dịch vụ thương hiệu xuất hiện trong bối cảnh thường không có quảng cáo như phim ảnh, âm nhạc, các sản phẩm truyền hình hoặc tin tức. Các sản phẩm dịch vụ này thường không được giới thiệu về đặc tính hay điểm nổi trội của sản phẩm như cách quảng cáo thông thường.
Lý do dùng hình thức này, đặc biệt trong các chương trình thương mại là tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc với những nội dung liên quan hoặc nhắm vào một đối tượng cụ thể, xác định.
Product placement có thể được xem là xuất hiện sau chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà những công ty hàng đầu về hàng tiêu dùng như Proter & Gamble đã đầu tư cho những vở kịch truyền hình nhiều kỳ (soap operas) với sự xuất hiện sản phẩm của mình trong kịch bản.
Vị trí của Product placement trong Marketing Mix được hình dung như sau:
Marketing Mix gồm
Các thương hiệu đã sử dụng hình thức này
Bạn có biết vào năm 2010, Apple là công ty sử dụng phương thức này nhiều nhất thế giới? Trong số các 30 bộ phim số 1 có đến 10 bộ phim có sự xuất hiện của sản phẩm Apple. Nike, Chevrolet and Ford ở vị trí số 2 với khoảng 24% các bộ phim hàng đầu. Sony, Dell, Land Rover,Glock chỉ xuất hiện khoảng 15% các bộ phim.
Bạn có thể xem các thương hiệu xuất hiện trong các film bom tấn gầy đây nhất tại đây.
Có thể kể một vài bộ phim để bạn tham khảo
Chưa dừng lại ở đó, bộ phim này mang cả túi xách đặc trưng của Victoria's Secret lên cả poster để quảng bá
Có thể bạn sẽ giống tôi, dù biết rằng MV mới của Thanh Bùi là một sản phẩm hợp tác nhưng trên hết đó là một sản phẩm âm nhạc được đầu tư nghiêm túc và điều đó không ngăn được tôi nghe đi nghe lại hàng trăm lần bài hát này.
Dù quảng cáo ẩn mình xung quanh chúng ta thì chúng ta vẫn phải sống, nhìn ngắm mọi thứ đẹp đẽ và thưởng thức cuộc sống của chính mình, phải không bạn?
Chuyện vui sau khi xem MV: hai nhân vật chính trong bài hát : chàng họa sĩ AJ đẹp trai, lãng tử và người mẫu thời trang Catherine thực ra không dùng điện thoại di động, vì họ dùng số bàn để gọi cho nhau.
Bạn hãy chú ý, trên di động hiện không có cột sóng 3G nhé |
Avata của bạn này khá ngầu ha! |
Hãy xem lại hình ảnh và MV lần nữa!
Bạn có đếm số lần xuất hiện của thương hiệu này trong MV dài 4 phút 15 giây?
Nếu tính cả những lần sản phẩm xuất hiện mà không kèm thương hiệu thì bạn sẽ kinh ngạc: 20 lần. Điều này có nghĩa là mỗi phút bạn đang nhìn ngắm sản phẩm của Samsung khoảng 5 lần một cách vui vẻ và chăm chú. Bạn không bao giờ mường tượng mình đang xem film quảng cáo, bạn đang nghĩ bạn xem MV ca nhạc phải không?
Đến đây thì bạn có thể hiểu vì sao sản phẩm của Samsung dày đặc trong MV của Thanh Bùi và Tata Young rồi phải không.
Target Audience
Theo bạn, Samsung sẽ bán sản phẩm trong MV này cho ai?
Không quá khó! Những người trẻ, sành điệu, có thu nhập cao, muốn thể hiện phong cách và sự thành đạt.
Rất nhiều thương hiệu hướng tới đối tượng A, A+ với đủ các tiêu chí phức tạp nhưng bị "tắc" ở phần thể hiện. Làm thế nào để cho người dùng thấy: dùng sản phẩm của tôi bạn sẽ trở nên sành điệu?
Samsung đã rất thông minh chọn một phân khúc cụ thể, với đối tượng người nghe cụ thể thông qua việc chọn lựa ca sĩ và dòng nhạc phù hợp. Đầu tư một cách hiệu quả cho MV, khai thác yếu tố giai nhân và nghệ sĩ đầy thuyết phục để xây dựng hình ảnh cho thương hiệu, cho không gian mà sản phẩm sẽ hiện hữu và tỏa sáng. Đây chính là "product placement" mà chúng ta sẽ tìm hiểu.
Product placement
Product placement hay embedded marketing là một hình thức quảng cáo với việc sản phẩm, dịch vụ thương hiệu xuất hiện trong bối cảnh thường không có quảng cáo như phim ảnh, âm nhạc, các sản phẩm truyền hình hoặc tin tức. Các sản phẩm dịch vụ này thường không được giới thiệu về đặc tính hay điểm nổi trội của sản phẩm như cách quảng cáo thông thường.
Lý do dùng hình thức này, đặc biệt trong các chương trình thương mại là tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc với những nội dung liên quan hoặc nhắm vào một đối tượng cụ thể, xác định.
Product placement có thể được xem là xuất hiện sau chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà những công ty hàng đầu về hàng tiêu dùng như Proter & Gamble đã đầu tư cho những vở kịch truyền hình nhiều kỳ (soap operas) với sự xuất hiện sản phẩm của mình trong kịch bản.
Vị trí của Product placement trong Marketing Mix được hình dung như sau:
Marketing Mix gồm
- Sản phẩm - Product
- Kênh phân phối - Place
- Giá - Price
- Chiêu thị - Promotion: nghĩa là sản phẩm nào người mua đang cần, nơi nào bán sản phẩm đó, với mức giá ra sao và làm thế nào để người mua biết thông tin về sản phẩm đó.
- Bán hàng trực tiếp
- Khuyến mãi
- Quảng cáo
- Quan hệ cộng đồng
Các thương hiệu đã sử dụng hình thức này
Bạn có biết vào năm 2010, Apple là công ty sử dụng phương thức này nhiều nhất thế giới? Trong số các 30 bộ phim số 1 có đến 10 bộ phim có sự xuất hiện của sản phẩm Apple. Nike, Chevrolet and Ford ở vị trí số 2 với khoảng 24% các bộ phim hàng đầu. Sony, Dell, Land Rover,Glock chỉ xuất hiện khoảng 15% các bộ phim.
Bạn có thể xem các thương hiệu xuất hiện trong các film bom tấn gầy đây nhất tại đây.
Có thể kể một vài bộ phim để bạn tham khảo
- The Avengers: ABC, Acura, aussieBum, Bose, CNN, Colantotte, C-SPAN, Dr. Pepper, Farmers Insurance, Harley-Davidson, Jansport, LG, MAC Cosmetics, MSNBC, NASA, NY1, Oracle, Plantronics, Southwest Airlines
- Underworld Awakening: Taurus Judge
- Mission: Impossible - Ghost Protocol : Apple, BBC, BMW, Bulgari, Burj Khalifa, Canon, Casio, Coca-Cola, Dell, Dos Equis, Ferrari, LG, Oakley, Panasonic, Persol, Prada, Rimowa, Zippo
- The Social Network - bộ phim nói về Facebook: Adidas, Apache, Apple, Arm & Hammer, Boston University, Brooks Brothers, Cadillac, Cambridge University, Columbia University, Cornell University, Dell, Disney, Exeter Academy, Facebook, Friendster, Gap, Google, Harvard University, LiveJournal, London School of Economics, Macy's, match.com, Microsoft, Mountain Dew, MySpace, Napster, Network Solutions, New England Patriots, NFL, Nike, Oxford University, Patagonia, Philips, Polaroid, Polo Ralph Lauren, Porsche, Range Rover, Red Bull, Samsung, Sony VAIO, Stairmaster, Stanford University, The Harvard Crimson, The North Face, The Unlimited, Thirsty Scholar, Tower Records, Ty Nant, Under Armour, Victoria's Secret, Yale University
- thứ nhất, chương trình hay bộ phim của họ sẽ trở nên thật (realism) hơn
- thứ hai, giảm chi phí
- thứ ba, không phải quảng cáo không công cho bất cứ một nhãn hiệu nào cả
Chưa dừng lại ở đó, bộ phim này mang cả túi xách đặc trưng của Victoria's Secret lên cả poster để quảng bá
Có thể bạn sẽ giống tôi, dù biết rằng MV mới của Thanh Bùi là một sản phẩm hợp tác nhưng trên hết đó là một sản phẩm âm nhạc được đầu tư nghiêm túc và điều đó không ngăn được tôi nghe đi nghe lại hàng trăm lần bài hát này.
Dù quảng cáo ẩn mình xung quanh chúng ta thì chúng ta vẫn phải sống, nhìn ngắm mọi thứ đẹp đẽ và thưởng thức cuộc sống của chính mình, phải không bạn?
Hi Hiển, Có cách nào đánh giá được độ hiệu quả của thương hiệu trong clip ca nhạc này không Hiển.
Trả lờiXóatheo tớ độ hiệu quả của thương hiệu gắn liệu với thành công của MV
Trả lờiXóa@KL: Để đo lường hiệu quả, mình nên thay đổi thành "đo lường sức khỏe thương hiệu" trước: thương hiệu thế nào là mạnh, thế nào là yếu.
Trả lờiXóaTừ đó mình sẽ so sánh trước và sau khi MV thì có sự thay đổi gì giữa các chỉ số về thương hiệu không?
Tuy nhiên với một MV đơn lẻ thì việc đo lường sẽ hơi tốn kém nên mình có thể chọn những chỉ số khác cho riêng campaign này thôi. Cách bạn Đức Lê có chia sẻ là một cách.
Chỉ riêng tại kênh của Zing đã có gần 1 triệu lần xem MV này và có 2.306 người thích, tức là có khỏang 20 triệu lần sản phẩm Samsung được xem.
Nếu tính gộp các bản copy tại YouTube, DVD..con số sẽ tăng lên đáng kể. Đây có thể một chỉ sổ để mình đo lường mức độ thành công của campaign này.
Cho em hỏi, việc họ dùng số bàn để gọi cho nhau trong MV có ý nghĩa gì? Liệu đây có phải là sai sót của nhà sản xuất không...
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết của anh. ^__^. Blog này rất có ích cho việc em học Marketing và Truyền thông.
Trả lờiXóa