Có nên nói tốt cho Đối thủ?
Nếu bạn vẫn theo dõi blog này, bạn sẽ thấy mình đăng các bài viết ngày càng xuất hiện nhiều hơn vai trò của khách mời, những người đã và đang đóng góp vào cuộc sống diễn ra xung quanh bạn những giá trị nhất định.
Một câu hỏi được đặt ra nếu mình làm Agency có nên khen một Agency cùng ngành? Nếu cùng làm dịch vụ SEO có nên khen một SEO giỏi, có tài khác khi mà họ cũng là người cạnh tranh với cùng phân khúc khách hàng? Nếu cùng làm ngành việc làm có nên trò chuyện với lãnh đạo công ty cùng ngành?
Thông thường, lời khen thì ít hơn chê, mà trong một ngành khen nhau lại càng ít. Vì sao thế?
1. Khi thương trường là chiến trường
Nhan Thế Luân, CEO Nhạc Của Tui có viết một Facebook note "tại sao Việt Nam chúng ta lại không có sản phẩm số 1?" kể chuyện cùng ngành rất đáng suy nghĩ:
2. Khi đối thủ gặp khủng hoảng
Chuyện Nhóm Mua là một ví dụ có lẽ dễ thấy nhất, bạn Bình Nguyễn, CMO tại Dynabyte.vn, đã nhận xét:
Trường hợp này, các trang tin nên làm gì? Một nhân sự giấu tên am hiểu về thị trường mà Nhóm Mua nhắm đến đã nhận xét:
Những tin đồn kiểu như FPT kêu gọi nhân viên FPT “dìm hàng” Thegioididong trên mạng? cũng khó để nói là có thật hay không nhưng chắc sẽ khiến bạn suy nghĩ!
3. Cạnh tranh hay Thù địch?
Trong bài viết "Cạnh Tranh hay Thù Địch", diễn giả Quách Tuấn Khanh có kể một đoạn thoại giữa 2 nhân vật trong phim TROY khi Priam – vua thành Troy đến gặp Achilles xin lại xác con trai mình là hoàng tử Hector
Trong phim Troy, Achilles và Hector là hai đối thủ vĩ đại của nhau và họ thể hiện sự tôn trọng nhau hết mực. Câu chào tạm biệt của Achilles “Hẹn gặp lại người anh em” khi Hector chỉ còn một cái xác là hình ảnh tuyệt vời nhất thể hiện sự tôn trọng này. Vậy mong rằng từ nay chúng ta hãy cùng nhau cạnh tranh để tất cả cùng vươn lên và tìm chỗ đứng cho riêng mình, vì bầu trời này đủ chỗ cho tất cả chúng ta.
Một câu hỏi được đặt ra nếu mình làm Agency có nên khen một Agency cùng ngành? Nếu cùng làm dịch vụ SEO có nên khen một SEO giỏi, có tài khác khi mà họ cũng là người cạnh tranh với cùng phân khúc khách hàng? Nếu cùng làm ngành việc làm có nên trò chuyện với lãnh đạo công ty cùng ngành?
Thông thường, lời khen thì ít hơn chê, mà trong một ngành khen nhau lại càng ít. Vì sao thế?
1. Khi thương trường là chiến trường
Nhan Thế Luân, CEO Nhạc Của Tui có viết một Facebook note "tại sao Việt Nam chúng ta lại không có sản phẩm số 1?" kể chuyện cùng ngành rất đáng suy nghĩ:
" Câu chuyện này đúng là 1 câu chuyện dài nhiều tập và các công ty dìm hàng nhau hơn là cùng nhau chống lại thằng mạnh hơn từ nước ngoài tới. Như cái kiểu Zing me tụt hạng 2 thì nhiều cty mừng hơn là Zing me số 1 vậy. Ở NCT, tui không cấm nhân viên sử dụng website hay sản phẩm nào hết. Mọi người có thể nghe nhạc bằng nhacso, zing, nhacvui; xài fb zing me; mua hàng trên 5giây, tiki, nhommua…v…v… mà không bị dòm ngó soi mói. Có lần 1 người trong cty hỏi sao mình ko chặn hết các website kia đi để ủng hộ sản phẩm nhà thì tui chỉ nói rằng “chúng ta có ép 100 người ở đây sử dụng cũng chỉ là 100 người, nếu 100 người mà mà còn chán ko xài sản phẩm mình mà phải ép thì làm cửa gì có 1 triệu người ngoài kia”
Tuy nhiên không phải công ty nào cũng vậy hoặc không phải cá nhân nhân viên ủng hộ câu chuyện cạnh tranh công bằng với nhau hơn là dìm nhau cũng chết. Chuyện dìm hàng nhau/chơi xấu nhau còn lộ nhiều khi càng kỳ hơn khiến cho 2 lãnh đạo ko nói chuyện với nhau luôn. Đã có lần mọi người search “nhom mua” nó ra quảng cáo của 1 website cùng ngành cùng dịch vụ và kêu gọi vào site đó… Có công ty lên danh sách các cty cạnh tranh để không mua quảng cáo, không hợp tác, không làm việc chung và thậm chí là từ khóa chặn không cho user comment…
Các công cty còn dìm hàng nhau bằng nhiều hình thức như đăng bài bỏ ra các từ ngữ, câu cú liên quan đến công ty khác dẫn đến việc website V lượt bỏ hết các bài viết về website Z và website Z cũng làm ngược lại. Cuối cùng là các sản phẩm nước ngoài được cả 2 website PR ầm ầm. Nghĩ đi nghĩ lại mà hài Còn nhiều câu chuyện ly kỳ giữa các công ty, nhưng đó là kinh doanh thương trường là chiến trường cũng không nói được gì nhưng nghĩ cứ thế thì chẳng có sản phẩm nào của Việt nam đứng 1 ở Việt Nam cả. Nghĩ cũng buồn, mà thôi thì cũng kệ…"
2. Khi đối thủ gặp khủng hoảng
Chuyện Nhóm Mua là một ví dụ có lẽ dễ thấy nhất, bạn Bình Nguyễn, CMO tại Dynabyte.vn, đã nhận xét:
"Nhân sự vụ của Nhommua, một loạt các công ty Internet và e-commerce khác hả hê spread news, ra sức đàm tiếu, lập cả site tin tức công nghệ lá cải để đăng tin sai sự thật.
[...]. Thị trường e-commerce ở VN bé tí, tương lai gần vẫn bé. Các bạn mong đợi sẽ lấy được bao nhiêu % cái market share của Nhommua? Đùa chứ nếu Nhommua chết cũng ko đến lượt các bạn. Khách hàng nó chán và mất niềm tin rồi còn đâu.
Các cty e-commerce không sống bám vào nhau để cùng tồn tại thì thôi, ít nhất cũng đừng góp phần phá cái thị trường vốn đã low-trust như này. Một thằng nó ngã, nếu không cố gắng nâng nó dậy để nó phát triển market size cùng mình thì thôi, lại còn vùi dập. Loser tiếp theo, chính là các bạn đấy :)"
Đến phút cuối vẫn là "nếu như" - một giả định |
"Trong trường hợp của NhomMua các trang tin ko nên đăng bài khi họ ko nắm rõ sự việc, thí dụ một trang đã đăng hàng loạt và đăng liên tục bài về NhomMua là Vcamp nhưng cho đến tận bài cuối cùng về NhomMua họ đăng, họ vẫn phải thừa nhận là họ ko biết dc nhà đầu tư chiếm bn % cổ phần của NhomMua chứng tỏ họ ko hề có connect với bên nhà đầu tư hay một nhân sự chủ chốt nào của NhomMua. Nguồn tin họ có cũng chỉ từ các nhân viên cấp thấp, xào lại và dùng nguôn tin của các trang cấp thấp nên vụ NhomMua mới thành lùm xùm như vậy.
Cho đến tận bây giờ, các trang tin vẫn chưa tiếp cận với 2 thông tin lõi rất cơ bản bao gồm:
- Lượng cổ phần của nhà đầu tư có chiếm quá bán ko ? vì nếu chiếm quá bán thì ko thể bảo nhà đầu tư "đảo chính"
Chính việc các trang tin ko biết cách tiếp cận có hệ thống/ pháp lý mà chỉ đăng tin lùm xùm nên mới càng lam thị trường hoang mang". Nếu là đối thủ cũng "Không nên tranh thủ cơ hội trù dập đối thủ. Vì trong các thị trường low trust như Ecommerce đối thủ chết thì cũng kéo mình đi theo. Trong những thị trường như Ecommerce mình còn nên nhảy vào định hướng truyền thông để bảo vệ trust của người tiêu dùng với thị trường".
- Điều lệ công ty NhomMua, tập đoàn MJ đối với việc phế truất thế nào
Những tin đồn kiểu như FPT kêu gọi nhân viên FPT “dìm hàng” Thegioididong trên mạng? cũng khó để nói là có thật hay không nhưng chắc sẽ khiến bạn suy nghĩ!
3. Cạnh tranh hay Thù địch?
Trong bài viết "Cạnh Tranh hay Thù Địch", diễn giả Quách Tuấn Khanh có kể một đoạn thoại giữa 2 nhân vật trong phim TROY khi Priam – vua thành Troy đến gặp Achilles xin lại xác con trai mình là hoàng tử Hector
Hoàng tử Paris |
Hoàng tử Hector |
Người anh hùng Achilles không hào hứng lắm với cuộc chiến, nhưng khi người em họ yêu quý Patroclus bị mất mạng dưới tay vị hoàng tử thành Troy là Hector vì lầm tưởng đó là Achilles thì cơn giận của anh đã lên đến cực điểm, và anh không mong muốn gì hơn là một cuộc chiến một mất một còn với Hector. Và Hector đã thua trong trận chiến này, xác của anh đã bị kéo lê về doanh trại của quân Hy Lạp.
Quá thương con, vị vua già tội nghiệp Priam lén đột nhập vào trại lính Hy Lạp cầu xin Achilles trả lại thi hài con trai để tiến hành thủ tục hậu sự.
Achilles: Ông là ai?
Vua Priam: Ta đã chịu đựng điều mà chưa ai trên đời phải chịu đựng. Ta đã hôn đôi tay kẻ đã giết con trai ta.
Achilles: Priam?Vua Priam: (gật đầu)
Achilles: Sao ngài vào đây được?
Vua Priam: Ta rành đất nước của ta hơn người Hy Lạp
Achilles: Ông là một người tài giỏi. Tôi có thể lấy đầu ông bằng một nhát kiếm trong nháy mắt
Vua Priam: Ngươi nghĩ lúc này ta còn sợ cái chết nữa sao? Ta đã chứng kiến cái chết của con trai cả và cảnh ngươi kéo xác nó sau xe. Cho ta xin nó về. Nó phải được chôn cất theo đúng nghi thức và người cũng biết vậy. Hãy trả nó cho ta.
Achilles: Con trai ông đã giết em họ ta
Vua Priam: Hector đã nghĩ đó là ngươi. Người đã giết bao nhiêu người em họ của kẻ khác, bao nhiêu người anh, người em, người cha, người chồng. Bao nhiêu người hỡi Achilles tài giỏi? Ta biết cha của ngươi. Ông ấy chết quá sớm nhưng ông ấy đã có diễm phúc là không phải chứng kiến cảnh con trai mình chết.Ngươi đã lấy hết của ta, kẻ kế thừa ngai vàng, người bảo vệ vương quốc của ta. Không thể thay đổi việc đã xảy ra, đó là ý muốn thần linh. Nhưng hãy ban cho ta một ân huệ nhỏ đó.Ta đã thương yêu con ta từ lúc nó mở mắt chào đời cho đến khi nguời làm nó nhắm mắt. Hãy để ta tắm rửa xác của nó, cầu nguyện cho nó, đặt hai đồng tiền lên mắt của nó để đưa nó qua thế giới bên kia
Achilles: Nếu tôi có để ông ra về an toàn, có để ông mang xác Hector về thì điều đó cũng không thay đổi được gì. Ngày mai ông vẫn là kẻ thủ của tôi.
Vua Priam: Ngay đêm nay ngươi đã là kẻ thù của ta rồi. Nhưng ngay cả kẻ thù cũng phải tôn trọng nhau.Achilles: Ta kính trọng sự can đảm của ông…
Tôn trọng lời khẩn cầu của một người cha già, Achilles để ông đưa xác Hector về với Troy.
Câu nói của vua Priam làm tôi suy nghĩ rất nhiều: “Ngay cả kẻ thù cũng phải tôn trọng nhau”.
Nhớ lại câu nói của ông bà mình: “Buôn có bạn, bán có phường”, nhưng hình như từ rất lâu rồi những đơn vị làm cùng ngành hoặc những người làm cùng nghề lại mặc nhiên được chúng ta xem là đối thủ (thậm chí kẻ thù) của nhau.
Đâu là điểm khác nhau giữa cạnh tranh và thù địch? Đối thủ là kẻ cần bị triệt tiêu, hạ gục, lúc này mục tiêu của bạn là nhắm đến sự sống còn của kẻ mà bạn coi là đối thủ. Trong khi cạnh tranh thì cả hai đều có mục đích riêng dù trong cùng ngành; họ cạnh tranh nhau để không ngừng vươn cao, tiến xa chứ không nhắm đến chuyện triệt tiêu lẫn nhau, cả hai nhìn nhau làm thước đo và động lực để không ngừng hoàn thiện mình.
Steve Job và Bill Gates
Hãy nhìn những khía cạnh tích cực của cạnh tranh: cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng, cạnh tranh thúc đẩy sự tiến bộ, cạnh tranh là động lực để doanh nghiệp đổi mới không ngừng, cạnh tranh làm xã hội đi lên, cạnh tranh giúp cuộc sống hướng đến sự hoàn thiện… Chúng ta cần những con người cạnh tranh, những tổ chức cạnh tranh để hướng tới điều này. Ngay cả kẻ thù ở hai chiến tuyến cũng cần tôn trọng nhau vì suy cho cùng họ chỉ theo đuổi mục đích, lý tưởng của riêng họ.
Trong phim Troy, Achilles và Hector là hai đối thủ vĩ đại của nhau và họ thể hiện sự tôn trọng nhau hết mực. Câu chào tạm biệt của Achilles “Hẹn gặp lại người anh em” khi Hector chỉ còn một cái xác là hình ảnh tuyệt vời nhất thể hiện sự tôn trọng này. Vậy mong rằng từ nay chúng ta hãy cùng nhau cạnh tranh để tất cả cùng vươn lên và tìm chỗ đứng cho riêng mình, vì bầu trời này đủ chỗ cho tất cả chúng ta.
Bài viết và quan điểm rất hay, cảm ơn bác Hiển.
Trả lờiXóangười giàu thường cổ vũ và ngưỡng mộ người giàu hơn mình. Người ngheo ghanh tỵ sự giàu có đó và xem là duyên may. Mình nghĩ trên quan niệm bài này cũng vậy, nói xấu đối thủ cũng chỉ mang cái nhìn thiển cận
Trả lờiXóa@Ngọc Chính: Khi nhận xét như vậy Chính đã có suy nghĩ tương đồng rồi phải không? Hãy giữ tinh thần đó Chính nhé!
Trả lờiXóa@Đinh Lành: làm thế nào để thay đổi chính mình cũng là rất khó rồi phải không? Mình thích nghe khen nhưng lại không thường xuyên khen người khác, nhất là khen một cách chính thức.
Có Agency khen bác Hiển pro SEO nhất Việt Nam. Nghe xong sự thật thì cảm thấy họ cũng hơi dở
Trả lờiXóaBài viết thiệt hay, ví dụ rất là thực tế! Thanks
Trả lờiXóae thích quan điểm của bài viết này :)
Trả lờiXóaBài viết rất tuyệt.
Trả lờiXóaChúc anh luôn mạnh khỏe và hành động mạnh mẽ nữa nhé
Vẫn thích đọc các bài viết của anh, nó giúp em có niềm tin vào những gì mình làm đang là đúng.
Trả lờiXóaĐọc liên tục.. Hay hơn phim
Trả lờiXóa