Header Ads

Đo lường Hiệu quả SEO bằng Traffic

Làm sao để đo lường hiệu quả SEO là câu hỏi luôn được đặt ra từ phía doanh nghiệp khi bắt đầu một chiến dịch digital marketing có yếu tố SEO. Có nhiều phương pháp chọn một KPI để đo lường như: số lượng conversion, traffic, keyword ranking hay thậm chí là doanh số từ kênh trực tuyến. 



1. Vì sao chọn traffic làm thước đo




SEO, về bản chất là tác động vào kết quả tìm kiếm tự nhiên. Làm thế nào để website của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, vị trí càng cao càng tốt. Một số dịch vụ seo xem thứ hạng từ khóa (keywords ranking) là thước đo duy nhất khi thực hiện tối ưu.

Yêu cầu của khách hàng trong trường hợp này rất đơn giản: " anh muốn từ khóa máy lạnh lên top 10" hay  "chị muốn từ tour lên top 5 google".

Với các dự án nhiều tham vọng như Chợ Điện Tử, Vật Giá, Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim thì lượng từ khóa bao phủ từ những từ khóa chung chung đến những từ khóa của từng sản phẩm, trải rộng qua nhiều ngành hàng có thể lên đến vài nghìn từ khóa quan trọng.

Khi đó, không thể áp dụng cách làm để thực hiện seo thủ công vì không đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện. Đó là lý do Chợ Điện Tử dùng thủ thuật đen, Thế Giới Di Động trả tiền cho các bài viết trên forum, Vật Giá triển khai widget quảng cáo.

Với traffic hàng tháng hàng trăm nghìn lượt người xem, lên xuống thứ hạng một vài từ khóa không còn quá quan trọng. Cùng với các hoạt động khác của digital marketing, doanh nghiệp quan tâm tới kết quả cuối cùng, hiệu quả tổng lực của một chiến dịch. Không chỉ là ranking mà còn là traffic, là lượng hàng bán ra bằng kênh online.

Từ khóa top 1 chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không có ai bấm vào.

2. Khi brand terms là nguồn traffic chính

Đây là số liệu traffic trong thời gian 4 tháng đến từ tìm kiếm tự nhiên (natural search) của một thương hiệu trước khi thực hiện SEO.


Hầu hết các thương hiệu mạnh đều có khả năng ở tình trạng tương tự: các từ khóa về thương hiệu luôn mang lại nhiều traffic nhất. Bạn sẽ tìm tên một bài báo hay sẽ tìm bằng các từ khóa Vnexpress, Dân trí? Bạn sẽ vào Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động để xem khuyến mãi hay sẽ bắt đầu bằng tên món hàng bạn dự định mua? Đó là một lý do làm trang chủ luôn có nhiều traffic nhất.

Bạn sẽ thấy có một chút khác biệt giữa visit và unique visitors. Chúng ta dễ dàng nhận ra brand terms chiếm khoảng 60% traffic từ tìm kiếm tự nhiên.

Với số liệu này, hơn 99% là brand terms luôn ở vị trí số 1 trong kết quả tìm kiếm, thậm chí là nhiều kết quả trên trang đầu tiên. Bạn nên làm gì trong trường hợp này?
  1. Thay đổi tỉ lệ traffic
    Tìm mọi cách để tăng traffic từ non-brand terms lên, vì brand terms đã ở vị trí top
    Khi traffic này lớn hơn, tỉ lệ sẽ có thay đổi, đồng thời cũng thấy rõ hiệu quả của SEO
  2. Tối ưu hóa nguồn traffic lớn nhất từ thương hiệu
    Luôn đặt yếu tố thương hiệu khi tối ưu để mang lại nhiều traffic hơn từ  như
    Nếu tối ưu cho website tin tức luôn có từ dân trí, vnexpress ở tiêu đề
    Nếu tối ưu cho website thương mại điện tử phải có Nguyễn Kim, Điện Máy ở tiêu đề
    Khi đó traffic đến từ brand terms sẽ nhiều hơn, mang lại hiệu quả tổng thể là traffic cho toàn website tăng lên.
Dù bạn chọn cách nào thì sau khi thực hiện SEO, tỉ lệ mà bạn thấy sẽ có thay đổi. Đây là số liệu 4 tháng gần nhất với cùng một website.

Tỉ lệ brand terms tăng trưởng chứ không giảm đi

Cho dù kết quả  SEO vượt KPI ban đầu. 

3. Cách đo lường bằng analytics 
Để theo dõi sự thay đổi như hai đồ thị bạn vừa xem, bạn cần có 2 số liệu từ analytics: traffic đến từ brand terms và traffic đến từ tìm kiếm tự nhiên.

Để đo lường traffic đến từ các từ khóa liên quan đến thương hiệu, bạn có thể thực hiện qua 3 bước 
  1. Chọn các từ khóa liên quan đến thương hiệu, bạn chú ý chọn cả từ khóa không dấu, có dấu, tên miền
    Ví dụ: Vật Giá sẽ là Vat Gia, Vật Giá
    Có thể thêm các biến thể, cách gõ sai chính tả như vaat gia, vật gia cũng như các thương hiệu con khác, ở ví dụ này là 2 từ khóa có dấu và không dấu mà ai cũng có thể thấy
Tạo segment cho các từ khóa này
Sau khi đăng nhập vào Analytics, bạn chọn Advanced Segments 
Chọn New Custom Segment từ menu của Google Analytics


1. Tên segment nên đặt ở dạng gợi nhớ 
2. Nhập các biến thể: có dấu không dấu, sai chính tả vào phần các từ khóa thương hiệu3. Lưu lại segment mới để trở lại giao diện chính
3. Xem kết quả
Chọn như hình trên, Non-Paid Search Traffic là traffic đến từ tìm kiếm tự nhiên
Bạn có thể thay đổi thông số để theo dõi hiệu quả cũng như ảnh hưởng từ brand terms đối với người dùng

Chúc bạn có một chiến dịch SEO thành công tốt đẹp!

5 nhận xét:

  1. Nếu đo lường hiệu quả bằng traffic, cụ thể ở đây là visits và pageviews (mình không dùng số visitors hay unique visitors của Google Analytics/Ad Planner vì vài lý do kĩ thuật). Ngoài ra mình còn quan tâm đến lượng pages/visit, time on site và bounce rate mà traffic từ SEs mang lại. :)

    Trả lờiXóa
  2. Vì không dùng Google Analytics, bạn track các thông số này bằng công cụ hay cách thức gi?

    Trả lờiXóa
  3. @Hiển: các chỉ số trên dùng Google Analytics chứ, chỉ là không quan tâm lắm số (Unique) Visitors :)

    Trả lờiXóa
  4. Đây là một suy nghĩ khá thú vị. Mặc dù vẫn có sai số nhất định, unique visits là một chỉ số để tham chiếu, cũng như các lượng pages/visit, time on site và bounce rate của các visitor đến từ natural search.

    Tuy nhiên, ở vai trò agency về SEO, sẽ khó để cam kết cùng lúc nhiều thông số, vì các thông số này thay đổi phụ thuộc nhiều sản phẩm, thương hiệu cũng như các yếu tố ngoài SEO.

    Những thông số Du quan tâm có gì khác biệt khi ở vị trí publisher?

    Trả lờiXóa

Khi nhận xét, vui lòng dùng Tên riêng hoặc Nickname

Được tạo bởi Blogger.