Header Ads

Khách hàng mục tiêu ngành Thương Mại Điện Tử Việt Nam

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt nam và customer base của các doanh nghiệp đang được chú ý tại Việt Nam
Hy vọng bạn đã không bị "shock" khi nhìn hình vẽ mô tả theo tỉ lệ lượng khách hàng của các website điện tử so với quy mô ngành thương mại điện tử và lượng người dùng internet hiện nay.

NGƯỜI THỰC SỰ MUA HÀNG RẤT ÍT!  Chỉ có một nhóm rất nhỏ trong số những người dùng internet mua hàng, vì thế sức mua không thực sự mạnh mẽ. Với hơn 1 triệu khách hàng tại Hotdeal và 1.5 triệu khách hàng của Lazada, số lượng khách hàng thực sự chưa đủ lớn.

2013Market Size% Middle class% Internet User
Hotdeal customer base1,000,0006.37%2.78%
Lazada customer base1,500,0009.55%4.17%

Đọc thêm:  eCommerce Market Size: Quy mô thị trường Thương mại điện tử tại Vietnam

4 ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý

1. Người tiêu dùng "sính ngoại"
Trong một nghiên cứu của KPMG China vào năm 2011 có tên “Luxury experience in China”, nghiên cứu về thị trường hàng cao cấp ở Trung Quốc, các thương hiệu nội địa rất yếu thế so với các thương hiệu ngoại trong hầu hết các nhóm sản phẩm. Chỉ có hơn 10% chọn các thương hiệu nội địa cho quần áo, túi xách, giày và phụ kiện cao cấp trong khi có hơn 60% chọn Pháp hoặc Ý cho cùng câu hỏi.

Như các phân tích trên đây, các thương hiệu nội địa sẽ mất thị phần tầng lớp trung lưu cho các đối thủ đa quốc gia nếu họ không hành động mạnh mẽ hơn để đáp ứng các nhu cầu ngày một cao của khách hàng và xây dựng các thương hiệu uy tín.

Vì sao người tiêu dùng Việt Nam, cũng như Trung Quốc lại "sính ngoại"? Nguyên nhân đến từ lý do thứ 2 - tiêu dùng để khẳng định.

2. Tiêu dùng để khẳng định 
Năm 2010 là thời điểm Việt Nam vượt ngưỡng theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu thị trường Roy Morgan
Debnath Guharoy, chuyên gia của tổ chức nghiên cứu thị trường Roy Morgan, đã nói tại lễ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tại TPHCM hồi tháng trước là chi tiêu tùy nghi đang diễn ra ở mốc thu nhập 5 đô la Mỹ/ngày. “Theo chúng tôi tính toán, tiền lương trung bình ở Việt Nam đã vượt qua 5 đô la/ngày vào năm 2010 và năng lực tiêu dùng từ đây rõ ràng hơn”, ông nói.
Theo báo cáo của KPMG
Nhóm khách hàng trung lưu rất khác biệt trong sở thích, nhu cầu và thói quen. Cho dù nhu cầu tồn tại cơ bản không phải là vấn đề cần lo lắng, họ không đủ giàu có để tiêu xài thoải mái như họ muốn. Họ có ý thức và nhạy cảm về tình trạng của họ - vị trí ở giữa những người giàu có và những người tiêu dùng cơ bản. 
Ở Việt Nam, có hai hành vi khác nhau của tầng lớp tiêu dùng mới. Một số người khá tiết kiệm dù có nhiều tiền do những ký ức sâu đậm về hoàn cảnh khó khăn họ đã phải trải qua. Một số khác lại có khuynh hướng tiêu dùng rất mạnh, thích xài hàng “xịn” như thể để bù đắp cho thời kỳ thiếu thốn, khổ sở trước đây. 
Bạn đừng trách tại sao giới trẻ Việt Nam thích nghe Kpop, thích đồ ăn nhanh, uống Starbucks hay luôn chạy đua trong việc sắm điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
(Saigon Times) Xu hướng văn hóa, khát vọng xã hội và sức chi tiêu là ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa tiêu tiền, cách thức mua sắm, kiểu cách hàng hóa mà người mua ưa chuộng và cái giá mà họ sẵn sàng chi trả. Nghiên cứu của Roy Morgan cho biết có sự khác biệt lớn ở các thị trường châu Á mới nổi. Việt Nam được biết đến như là thị trường nóng nhất của Apple nhờ nhóm tiêu dùng trẻ tuổi. Doanh số của Apple đã tăng gấp ba lần trong ba tháng đầu năm 2014. Mỗi quí, doanh số của iPhone tăng gấp hai lần và tốc độ tăng này vẫn đang tiếp tục. 
Các hãng điện thoại thông minh cho biết có một quan niệm ngày càng phổ biến ở Việt Nam là “vị thế xã hội cao hơn gắn với chiếc điện thoại đời mới nhất”. Đây chính là động lực nằm phía sau doanh số ngất ngưởng của các hãng điện thoại dù giá bán điện thoại thông minh luôn vượt quá thu nhập hàng tháng của người bình thường.
Người Việt luôn muốn thể hiện mình, dù thu nhập của người Việt tăng nhanh song mức thu nhập tuyệt đối vẫn thấp hơn nhiều so với các nước châu Á.
Mặc dù tỷ lệ người Việt tự cho mình thuộc tầng lớp trung lưu là rất thấp nhưng có nhiều người lại ngầm mong muốn gia nhập vào hàng ngũ trung lưu và thượng lưu, hoặc tìm cách thể hiện mình có lối sống của tầng lớp này. Đó dường như là lý do khiến các loại ô tô hạng sang bán rất chạy tại Việt Nam so với các thị trường tương tự ở châu Á, dù giá ô tô cao hơn rất nhiều.

3. Tầng lớp trung lưu Việt Nam còn trẻ, thu nhập chưa cao
Tầng lớp trung lưu của các thị trường mới nổi Châu Á trẻ hơn so với các Mỹ hay Châu Âu. Theo nghiên cứu của Hurun Research Institute về các triệu phú Trung Quốc:
  • Tài sản trên 100 triệu tệ có độ tuổi trung bình là 45
  • Tài sản 10-99 triệu tệ có độ tuổi trung bình là 41
Điều này có nghĩa là tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ trẻ hơn. Nói một cách dễ hiểu, càng già thì tài sản càng nhiều, tích lũy sẽ tốt hơn. Điều này cũng đúng với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam.

Có 56% dân số của Việt Nam dưới 30 tuổi, độ tuổi trung bình dân số là 25, tức là khá trẻ so với độ tuổi để giàu có. Vì thế, những người trung lưu trẻ tuổi gắn bó với các nhãn hiệu đáng tin cậy và được công nhận rộng rãi. Ngoài sản phẩm dịch vụ, họ cũng quan tâm đến trải nghiệm khi mua sắm như dịch vụ khách hàng hay các dịch vụ sau bán hàng.

Thói quen tiêu dùng của khách hàng Hotdeal cho thấy giá trị đơn hàng trung bình tương đối thấp (166k).

Hotdeal
Doanh số hàng tháng40,000,000,000
Doanh số 1 năm (vnd)480,000,000,000
Số lượng đơn hàng trung bình hàng tháng240,000
Giá trị trung bình mỗi đơn hàng (vnd)166,667
Số lượng đơn hàng 1 năm2,880,000
Số lượng khách hàng1,000,000
Số đơn hàng trung bình / khách hàng2.88
Chi tiêu trung bình / khách hàng (vnd)480,000

Với mức chi tiêu trung bình này, không có gì ngạc nhiên khi các wesbite ecommerce chọn các sản phẩm nổi bật với tầm giá này. Tùy theo ngành mà mức trung bình về chi tiêu này có sự thay đổi, mặt bằng chung là chưa sẵn sàng mua nhiều sản phẩm đắt tiền thông qua online.




4. Tầng lớp trung lưu chào đón việc mua hàng trực tuyến (online shopping)
Sau nhiều năm được tiếp cận các mô hình C2C (5giay, Chodientu, Vatgia), group buying (Hotdeal, NhomMua, CungMua, MuaChung), rồi B2C (Lazada, Zalora, ProjectLana,CDiscount) thông qua các hoạt động chiêu thị rầm rộ trên Facebook, các chiến dịch quảng cáo hiển thị, thậm chí là qua digital frame (MyTour), TV (Lazada),  việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến.
Cùng với hệ thống hậu cần (logistic), thanh toán ngày một hoàn thiện, online shopping đang từng bước trở thành một kênh mua sắm chủ đạo (mainstream) của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Việt Nam tìm kiếm các thương hiệu ecommerce nhiều hơn trong những năm 2011-2013 và có xu hướng giảm nhiệt vào năm nay.



CƠ HỘI CHO TƯƠNG LAI
Báo cáo của KPMG nhận xét:
Toàn cảnh về thị trường đã có sự thay đổi căn bản bởi sự tăng trưởng các tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi. Cán cân tiêu dùng đang dịch chuyển từ các thị trường đã phát triển như Mỹ, Châu Âu sang các thị trường mới nổi.  
Tại Châu Á, đang có dịch chuyển về nhu cầu tiêu dùng từ các nước công nghiệp hóa như Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Taiwan và các quốc gia về dầu mỏ Trung Đông sang các thị trường mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi của Châu Á có tiềm năng rất lớn và gia tăng mức độ ảnh hưởng. Họ có những nhu cầu cơ bản khác nhau, các doanh nghiệp cần nhận ra và đáp ứng các nhu cầu đa dạng này để giữ vững và gia tăng thị phần.
Một ước tính vào tháng 9/2014 của ANZ về tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có số người ở tầng lớp trung lưu cao hơn, càng cho chúng ta thấy rõ quy mô thị trường thương mại điện tử nhỏ hơn so với tiềm năng của nó.
Theo ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, hiện Việt Nam có khoảng 17 triệu người tiêu dùng trung lưu. 
“Ước tính từ nay tới cuối thập kỷ sẽ tăng 2 triệu người mỗi năm, lên 32 triệu người vào năm 2020. Họ sẽ gia tăng chi tiêu trong những lĩnh vực then chốt như hàng gia dụng, tiêu dùng cá nhân, phương tiện đi lại, dịch vụ tài chính, giáo dục… Con số này sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, lên khoảng 66 triệu người vào năm 2030, chiếm 66% dân số lúc đó. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm tới, Việt Nam sẽ có lực lượng trung lưu tương đương Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay”, ông Maguire nói. 
Đô thị hóa ở Việt Nam còn tăng mạnh và các thành phố lớn vẫn là vườn ươm của tầng lớp tiêu dùng mới. Việt Nam hiện có 34% dân số sống ở thành thị. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 51% của Trung Quốc, 52% của Indonesia, 91% của Nhật Bản.

Cơ hội lớn nằm trong nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang liên tục được ươm mầm trong các đô thị Việt Nam.  Các doanh nghiệp cần tập trung vào đối tượng này, nếu không họ sẽ sớm gặp rắc rối. Để nắm bắt cơ hội, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ những đặc tính rất riêng biệt (unique characteristics) của họ, con đường phát triển của tầng lớp này để tổ chức lại chiến lược và duy trình khả năng cạnh tranh.



Không có nhận xét nào

Khi nhận xét, vui lòng dùng Tên riêng hoặc Nickname

Được tạo bởi Blogger.