Publisher to Retailer: Có sẵn traffic, bán hàng có thành công?
Khi bạn có một cộng đồng phụ nữ như Webtretho, có báo điện tử như Vnexpress, 24h, hệ thống website thu hút hàng triệu người sử dụng như Dantri, CafeF.. bạn đang có một cơ hội và lợi thế lớn.
Thị trường thương mại điện tử trong 2 năm vừa qua nóng lên từng ngày cùng với quy mô ngày một lớn, không có gì khó hiểu khi các công ty sở hữu những website này chuyển qua bán hàng để tăng thêm nguồn thu mới ngoài quảng cáo.
Trên thế giới, các publisher chuyển sang bán hàng online, tham gia trận chiến không phải là mới. Những công ty đằng sau Vnexpress, Webtretho, Vật Giá, VNG, Dantri, 24H đã tham gia thị trường thương mại điện tử trong 3 năm vừa qua, bây giờ họ ra sao?
Xuất phát điểm mang lại nhiều lợi thế nhưng liệu có đủ để các publisher tham gia thị trường thương mại điện tử thành công?
Thuận lợi:
- Sở hữu các website có traffic lớn là một lợi thế lớn khi có "của nhà trồng được", quảng cáo thông qua các website này tiết kiệm chi phí marketing.
- Uy tín có sẵn nên việc bán hàng sẽ thuận lợi: cộng đồng đã có niềm tin vào công ty vận hành các website, tin rằng họ không dám làm bậy
- Trong khi các nhà bán lẻ đầu tư vào nội dung (content marketing), các website của họ không khác gì một tạp chí online như: REI, One Kings Lane, Maker Shed, Mr. Porter, Radio Shack, Park & Bond, Element 14, và Gilt Taste. Ranh giới giữa publisher và việc buôn bán trở nên mờ nhạt hơn.
- Trên thế giới đã có nhiều báo bắt đầu chèn các thông tin sản phẩm vào các nội dung của mình.
Hãy cùng điểm qua một số doanh nghiệp nổi bật trên thị trường:
FPT: SENDO.vn
- FPT Online sở hữu một loạt các website như Vnexpress - số 1 về tin tức và doanh thu quảng cáo về tin tức, Ngôi Sao - website về người nổi tiếng, đọc giả là phụ nữ rất phù hợp với các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm.
- Có kinh nghiệm về xây dựng các sản phẩm online
- Sở hữu công cụ thanh tóan Sen Pay.
- FPT đã từng chạy thử một sàn giao dịch tập trung vào đối tượng nữ của Ngôi Sao.
- Sau khi đóng cửa sản phẩm này, FPT chính thức ra mắt Sendo, sàn giao dịch trực tuyến, mua lại 123Mua của VNG và được 3 công ty Nhật đầu tư vào tháng 12/2014.
- Theo thông tin ICTnews có được, khi đàm phán và chốt thương vụ này, tổng giá trị của công ty Sen Đỏ được định giá khoảng 13 triệu USD, nghĩa là số tiền đầu tư của các tập đoàn Nhật Bản vào công ty khoảng 4,3 triệu USD.
- Theo số liệu do Sendo công bố, có 70.000 cửa hàng đăng ký kinh doanh. Số lượng sản phẩm đang bán trên Sendo.vn đã lên đến hai triệu, có 8 triệu lượt truy cập với 120.000 đơn hàng/tháng tức là khoảng 4 nghìn đơn hàng mỗi ngày.
- Theo nguồn tin mà tôi có được, Sendo trung bình có khoảng 1.000 đơn hàng/ngày tùy theo thời điểm. Thấp điểm khoảng 600 đơn hàng ngày, cao điểm khoảng 1800 đơn hàng/ngày.
- Thống kê về sản giao dịch Việt Nam 2013
- Theo Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2013 của Bộ Công Thương công bố, doanh thu của các sàn giao dịch lớn nhất năm 2013 chưa có tên của Sendo: chodientu.vn (Chợ điện tử) - 29%, tiếp đến là Lazada.vn (Lazada) - 22%, vatgia.com (Vật giá) - 15%, ivivu.com - 14%, enbac.com (Én bạc) - 3%.
- Nhận xét về số liệu của báo cáo này, anh Tuấn Nguyễn, phụ trách khối thương mại điện tử Zamba của VCCorp cho biết: "thông tin từ báo cáo này không tin cậy vì các con số do các đơn vị tự báo cáo lên và tuỳ mục đích của từng đơn vị mà sẽ có cách báo cáo khác nhau".
- So với mức trung bình 6000 đơn hàng / ngày của Lazada, 8000 đơn hàng/ngày của Hotdeal, 1000 đơn hàng/ngày của Sendo chưa thể hiện được tầm vóc "sàn TMĐT số 1 Việt Nam" như mục tiêu trong năm vừa qua.
- Bạn H. - một nhân sự cấp cao từng làm việc ở Vnexpress - cho biết: mặc dù là cùng một tập đoàn nhưng Sendo quảng cáo trên Vnexpress vẫn phải trả phí như đơn vị độc lập. Việc kết nối giữa các đơn vị thành viên khá gian nan nên vẫn chưa tận dụng được hệ sinh thái chung. Trong năm 2015, FPT sẽ thay đổi việc hợp tác chặt chẽ, tình hình sẽ tốt hơn.
- Nguồn tin nội bộ FPT cho biết : mục tiêu của FPT là góp phần hưng thịnh quốc gia qua các sản phẩm của mình nên bỏ mảng game và vẫn tiếp tục đầu tư TMĐT.
Project Lana backed by IDG VV (BeYeu, Lamdieu, Foreva)
Bản thân tôi từng làm việc tại Project Lana với vai trò là Senior Marketing Manager, phụ trách marketing cho các website thương mại điện tử nên sẽ không cung cấp thông tin hay bình luận. Các số liệu ở đây đều là các thông tin đã công bố rộng rãi chính thức.
- Sở hữu Webtretho - cộng đồng phụ nữ lớn nhất Việt Nam
- Đối tượng mục tiêu là phụ nữ có con, rất phù hợp để bán các sản phẩm mẹ và bé (beyeu.com), mỹ phẩm (lamdieu.com) và nội y (foreva.vn)
- Sau nửa năm vận hành, đã thay đổi về chiến lược, tập trung vào sản phẩm mẹ và bé, hai sản phẩm còn lại không được đầu tư như thông tin chính thức đã công bố tại tại TechInAsia.
- Hiện tại lamdieu.com đã đóng cửa.
Update - Nov 5, 2015
Toàn bộ các website b2c của Project Lana đã đóng cửa (foreva.vn, beyeu.com, 2en.vn)
VNG: 123.vn và 123mua.vn
- Sở hữu hàng loạt website được đặt dưới thương hiệu chung là Zing: cộng đồng game ZingMe, Zing MP3, Zing New và một cộng đồng game thủ hùng mạnh
- Có kinh nghiệm về xây dựng các sản phẩm online
- Tháng 10/2012, công ty cổ phần VNG chính thức ra mắt website thương mại điện tử 123.vn hoạt động theo mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer), chuyên kinh doanh các sản phẩm chính hãng.
- VNG đã có quyết định đóng cửa Zing Deal năm 2012, đến 2013-2014 ngưng hoạt động 123.vn, bán sản phẩm 123mua.vn cho Sendo.vn, giải tán bộ phận thương mại điện tử và chỉ giữ lại cổng thanh toán 123Pay.
- Về việc đóng cửa 123.vn, anh Tuấn Nguyễn nhận định: "VNG đóng cửa mảng TMĐT là vì lỗ nhiều, đầu tư nhiều tiền nhưng ko thu về được, trong khi đó các mảng khác như Zalo cũng đang ngốn rất nhiều tiền, mảng game là mảng mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho VNG thì lại đang lao dốc, nên họ buộc phải cắt bớt các mảng không phải thế mạnh của mình."
- Về việc bán lại 123Mua, bạn Đ. đang làm việc trong ngành TMDT nhận định: "VNG bán lại 123Mua không phải vì lỗ, mà vì lợi nhuận từ sàn giao dịch này không cao, lãi một tháng vài tỉ trong khi một con game bình thường cũng được chục tỉ. Mô hình khó scale và operation cost cao hơn hẳn game, nên việc bán lại là một quyết định hợp lý."
- Về giá trị của thương vụ này phía VNG không tiết lộ, tuy nhiên hiện đang có rất nhiều thông tin khác nhau, có thông tin cho rằng số tiền FPT bỏ ra là 5,5 tỉ đồng, nhưng cũng có thông tin trị giá hợp đồng hơn 10 tỉ và 5,5 tỉ kia chỉ là chuyển giao trong đợt 1.
VCCorp: Các dự án của Zamba
- Sở hữu các website lớn (pub) trên thị trường như Dân Trí, CafeF, Afamily, Kenh14..
- Sở hữu công cụ thanh toán điện tử Soha Pay
- Có kinh nghiệm xây dựng các sản phẩm online (c2c) như Rongbay.com, Enbac.com, Muare.vn và hiện đang phát triển Rento.vn - website cho thuê bất động sản chính chủ.
- Rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều dự án thương mại điện tử trước đó, VCCorp cho rằng, ở Việt Nam nếu đã làm thương mại điện tử thì cứ “chậm mà chắc” theo cách riêng của mình, không theo trào lưu mà các đơn vị khác đang theo đuổi. Cty xây dựng một loạt các sản phẩm cho từng ngành hàng riêng biệt:
- MuaChung.vn: website theo mô hình mua theo nhóm
- Eat.vn: Trang web đặt món ăn trực tuyến dành cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, được tin dùng về chất lượng của dịch vụ
- Suma.vn: Tập trung vào sản phẩm siêu thị từ nước uống, trái cây đến đồ ăn cho thú cưng.
- ChọnMón.vn : Trang web đặt món ăn trực tuyến với hệ thống nhà hàng rộng lớn, phục vụ khách hàng người Việt mọi lúc mọi nơi
- Nemo.vn: dự án mới nhất đang xây dựng tập trung vào ngành thời trang
- Thống kê về thị trường mua trực tuyến năm 2013 cho thấy MuaChung chiếm 18% thị phần mua theo nhóm. Sau khi Nhóm Mua và Cùng Mua sáp nhập, MuaChung đứng thứ 3 thị trường về doanh thu.
- Ước lượng về thị trường hiện tại từ phía Zamba do anh Tuấn Nguyễn cung cấp: "Hotdeal hiện chỉ chiếm cỡ 30%. Muachung chiếm khoảng 25%, Cungmua+Nhommua chiếm 20-25%, còn lại vẫn là các site nhỏ lẻ khác".
- Trong tất cả các sản phẩm được liệt kê, Zamba đã bỏ qua Solo.vn, website theo mô hình B2C, từng mở showroom hoàn tráng với rất nhiều danh mục sản phẩm
Các sản phẩm Solo.vn bán trước đây |
- Hiện tại Solo chuyển hướng một cách lặng lẽ sang bán thẻ cào điện thoại.
Vật Giá : Các dự án thương mại điện tử của VNP
- Sở hữu website Vatgia.com với traffic tốt, là một trong các sàn giao dịch C2C có traffic lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2014 bắt đầu chuyển đổi, thúc đẩy mô hình B2C trên nền tảng Vatgia.com có sẵn.
- Ra mắt thị trường nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ cho thị trường thương mại điện tử như công cụ thanh toán (BaoKim), dịch vụ thiết kế web cho khách hàng (WebBNC).
- 2010: ra mắt CucRe.vn, xuất phát điểm là bán deal Hiện tại sau đó đổi tên thành iki.vn theo mô hình B2C. Hiện tại CucRe và Iki chỉ khác mỗi tên miền, hai website không có gì khác biệt.
- 2011: ra mắt website MyTour.vn - tập trung vào thị trường du lịch do Vật Giá và Recruit Holdings cùng hợp tác đầu tư.
- Tự mở các cửa hàng, bán thông qua platform Vatgia của mình theo mô hình B2C. Thông tin từ website VNP cho biết có tổng cộng 15 cửa hàng giá luôn tốt đã được mở. Thông tin hành lang chưa kiểm chứng cho biết: trừ MyTour, các dự án B2C còn lại có lượng mua khá yếu, đều dưới 100 đơn hàng/ngày.
Trong danh sách này, một website không được VNP đề cập đến là Siki.vn, ban đầu định hướng là B2C, Cực Rẻ bán deal để tách biệt theo từng loại khách hàng. Hiện tại, Cực Rẻ (IKI) đổi sang B2C, Siki được chuyển hướng. H.V - cựu chiến binh của thị trường ecommerce nhận xét "Siki đã chết trong âm thầm, chuyển sang mô hình so sánh giá nhưng traffic cũng rât bèo bọt".
Kết quả tìm kiếm của Google vẫn còn lưu lại những voucher những ngày CucRe còn định hướng bán Deal từ 2010. Hiện tại VNP đã dùng robots.txt để chặn một số nội dung cũ:
Kết luận:
Với hầu hết các trường hợp được đề cập trong bài viết cho thấy việc sở hữu media chưa đủ cho publisher thâm nhập và dẫn đầu thị trường thương mại điện tử như tham vọng họ đã từng đặt ra.
Có kinh nghiệm xây dựng sản phẩm báo chí, cộng đồng hay sàn giao dịch C2C mang lại lợi thế ban đầu nhưng sau này chính là giới hạn. Mô hình B2C cần một mô hình vận hành mới, cách tư duy mới - những yếu tố khó có được trong thời gian ngắn. Thành Rome không thể xây trong một ngày!
Mặc dù vậy, chính sự dấn thân của các đơn vị làm thương mại điện tử này đã làm thị trường sôi động và đặt những viên gạch quý cho sự phát triển trong tương lai.
bài viết rất chi tiết, cám ơn tác giả ^^
Trả lờiXóaQuá hay cảm ơn anh, nhờ anh em có cái nhìn tổng quan hơn cho thị trường TMĐT việt nam :D
Trả lờiXóaBài viết bạn hay quá, TMĐT Việt Nam sẽ khó cất cánh thành rồng thành phượng dù có bơm vào bao nhiêu tiền nữa. Alibaba hay amazon thành công do một nguyên nhân chính: đó là khí chất của Jack Ma và Jeff bezos. Cũng như Trung Nguyên được như ngày hôm nay do khí chất của Nguyên Vũ.
Trả lờiXóaTMĐT cần phải có người như vậy và sẽ có :)
Trong tầm nhìn ngăn, trung và dài hạn của các CEO của Zing, FPT, VCorp, web Trẻ Thơ... đều xoay quanh cái cốt lõi họ đã thanh công để tạo tiền đề phát triển về đa dạng hóa sản phẩm.
Trả lờiXóaMà đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược các CEO nhắm tới tầm nhìn dài hạn.
Cho lên TMĐT cũng vậy.
Bài của anh lúc nào cũng đầy đủ, chi tiết và rất tâm huyết. Một lần nữa cảm ơn anh :)
Trả lờiXóaMot bai viet rat bo ich
Trả lờiXóa