Khởi nghiệp sáng tạo ở cấp tập đoàn được không?
Việt Nam có rất nhiều tập đoàn muốn đổi mới, dịch chuyển số hóa. Họ đầu tư cho các sản phẩm mới, thành lập các dự án đặc biệt, nhưng rào cản nào đang níu giữ họ? Bài viết đã đăng trên báo Tuổi Trẻ - 12.5.2017
Công ty, tập đoàn càng lớn, càng có nhiều nguồn lực nhưng đổi mới sáng tạo không chỉ cần có nguồn lực. Điều gì sẽ giúp các tập đoàn “startup", dịch chuyển số hóa (digital transformation) thành công? Liệu có phương pháp nào gia tăng hiệu quả đổi mới cho các tập đoàn lớn, vốn có quá nhiều giấy tờ thủ tục và bị ràng buộc bởi nhiều quy định nội bộ.
Ít có công ty Việt Nam lớn hơn giá trị 21 tỉ USD của Cisco, một tập đoàn công nghệ khổng lồ. Khi phát triển sản phẩm mới, Cisco sẽ đầu tư nhiều tiền và nguồn lực hơn những công ty khởi nghiệp (startup) thông thường. Tuy nhiên, họ cũng có rất nhiều quy trình nội bộ. Các cuộc họp nội bộ và tranh luận qua lại gần như giết chết các ý tưởng ban đầu. Sản phẩm sẽ đáp ứng vô số mong đợi của các chủ tịch và phó chủ tịch trong các cuộc họp.
Cisco đã sử dụng cùng một phương pháp suốt hai mươi năm qua để tự mình đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm mới và thay đổi ngành công nghiệp mà họ đang dẫn đầu.
Spin-in và thành công của Cisco
Trong vòng 20 năm qua, John Chambers - CEO của Cisco đầu tư cho cùng một nhóm gồm có 4 người được gọi là MPLS. Tổng cộng họ đã đầu tư vào nhóm này 3 lần và mua lại 3 công ty với số tiền lần lượt là 750 triệu USD cho công ty Andiamo Systems, 678 triệu mua lại Nuova Systems và 863 triệu mua lại Insieme.
Đây được gọi là Chiến lược Spin-in giúp Cisco vượt qua sức ì của tập đoàn lớn.
Họ đầu tư một công ty mới, tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) thay vì giữ họ trong nội bộ của mình. Họ sẽ gửi một nhóm nhân viên của mình thử nghiệm xây dựng sản phẩm mới và sau đó mua lại công ty với giá hấp dẫn.
Chiến lược này đã mang lại cho Cisco sự nhanh nhẹn của startup, vốn thường thiếu trong các tập đoàn khổng lồ. Cisco đầu tư 135 triệu USD cho công ty Insieme. Sau đó 21 tháng, Cisco mua lại công ty vào ngày ra mắt sản phẩm mới với giá 863 triệu usd. Chỉ trong vòng 21 tháng mang lại cho Cisco một sản phẩm cách mạng, đó chính là điều mà họ mong đợi.
Fintech: chuyển dịch số mạnh mẽ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một trong xu hướng dịch chuyển sang digital mạnh mẽ hiện nay là tài chính (fintech). Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam chú trọng phát triển ngân hàng điện tử (digital banking).
Điều này hoàn toàn dễ lý giải với số liệu từ báo cáo Gartner CIO Agenda Report 2016 thống kê từ 2944 CIO từ 84 quốc gia, đại diện cho 11 nghìn tỉ USD doanh thu và chi hơn 250 tỉ USD cho biết dự kiến doanh thu từ digital sẽ tăng từ 16% lên 37% trong vòng 5 năm.
Thông thường, ngân hàng sẽ tổ chức dự án ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) huy động từ nội bộ có nhiều bộ phận tham gia hoặc tạo ra một bộ phận mới riêng biệt. Cả hai cách này đều không giúp bộ phận digital banking thoát ra khỏi các quy trình, cơ chế truyền thống rườm rà. Một doanh nghiệp nhỏ có thể tăng ngân sách quảng cáo từ 10 triệu lên 200 triệu chỉ trong một ngày nếu họ thấy hiệu quả. Với các ngân hàng, quy trình nội bộ có thể mất vài tuần đến vài tháng để xét duyệt.
Johan Bosini, Venture Partner tại quỹ đầu tư Quona Capital cho rằng các ngân hàng có tiền, có thương hiệu, có nhiều chi nhánh nhưng họ thiếu một điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi: một môi trường chấp nhận sự thay đổi.
Chiến lược spin-in sẽ là một cách làm mới. Lấy ví dụ tại Việt Nam, Timo là một ví dụ khi tạo lập môi trường startup bên ngoài ngân hàng VPBank. Bản chất của startup mới này tập trung vào quy trình tạo ra giá trị mới tại phân khúc mà doanh nghiệp đang kinh doanh, với cách quản lý thoáng hơn.
Môi trường spin-in thay đổi nhanh chóng, đồng thời việc liên doanh và rót vốn từ tập đoàn sẽ mang lại lợi thế khi được chia sẻ nguồn lực, quản lý cấp cao, cơ sở hạ tầng, phần mềm và những nhân sự có kỹ năng tốt. Hai thế mạnh vốn rất khác nhau cùng tồn tại trong một mô hình.
Theo đó, khi muốn dịch chuyển sang số hóa (digital transformation) hoặc tạo ra sáng tạo đột phá tại các tập đoàn lớn, spin-in sẽ là một chiến lược để doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa. Muốn đạt được kết quả khác đi, chúng ta phải làm khác. Không thể dùng cách cũ để đạt được kết quả mới.
VŨ VĂN HIỂN (Đồng sáng lập SocialOne.us)
Công ty, tập đoàn càng lớn, càng có nhiều nguồn lực nhưng đổi mới sáng tạo không chỉ cần có nguồn lực. Điều gì sẽ giúp các tập đoàn “startup", dịch chuyển số hóa (digital transformation) thành công? Liệu có phương pháp nào gia tăng hiệu quả đổi mới cho các tập đoàn lớn, vốn có quá nhiều giấy tờ thủ tục và bị ràng buộc bởi nhiều quy định nội bộ.
Ít có công ty Việt Nam lớn hơn giá trị 21 tỉ USD của Cisco, một tập đoàn công nghệ khổng lồ. Khi phát triển sản phẩm mới, Cisco sẽ đầu tư nhiều tiền và nguồn lực hơn những công ty khởi nghiệp (startup) thông thường. Tuy nhiên, họ cũng có rất nhiều quy trình nội bộ. Các cuộc họp nội bộ và tranh luận qua lại gần như giết chết các ý tưởng ban đầu. Sản phẩm sẽ đáp ứng vô số mong đợi của các chủ tịch và phó chủ tịch trong các cuộc họp.
Cisco đã sử dụng cùng một phương pháp suốt hai mươi năm qua để tự mình đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm mới và thay đổi ngành công nghiệp mà họ đang dẫn đầu.
Spin-in và thành công của Cisco
Trong vòng 20 năm qua, John Chambers - CEO của Cisco đầu tư cho cùng một nhóm gồm có 4 người được gọi là MPLS. Tổng cộng họ đã đầu tư vào nhóm này 3 lần và mua lại 3 công ty với số tiền lần lượt là 750 triệu USD cho công ty Andiamo Systems, 678 triệu mua lại Nuova Systems và 863 triệu mua lại Insieme.
Đây được gọi là Chiến lược Spin-in giúp Cisco vượt qua sức ì của tập đoàn lớn.
Họ đầu tư một công ty mới, tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) thay vì giữ họ trong nội bộ của mình. Họ sẽ gửi một nhóm nhân viên của mình thử nghiệm xây dựng sản phẩm mới và sau đó mua lại công ty với giá hấp dẫn.
Chiến lược này đã mang lại cho Cisco sự nhanh nhẹn của startup, vốn thường thiếu trong các tập đoàn khổng lồ. Cisco đầu tư 135 triệu USD cho công ty Insieme. Sau đó 21 tháng, Cisco mua lại công ty vào ngày ra mắt sản phẩm mới với giá 863 triệu usd. Chỉ trong vòng 21 tháng mang lại cho Cisco một sản phẩm cách mạng, đó chính là điều mà họ mong đợi.
Fintech: chuyển dịch số mạnh mẽ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một trong xu hướng dịch chuyển sang digital mạnh mẽ hiện nay là tài chính (fintech). Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam chú trọng phát triển ngân hàng điện tử (digital banking).
Điều này hoàn toàn dễ lý giải với số liệu từ báo cáo Gartner CIO Agenda Report 2016 thống kê từ 2944 CIO từ 84 quốc gia, đại diện cho 11 nghìn tỉ USD doanh thu và chi hơn 250 tỉ USD cho biết dự kiến doanh thu từ digital sẽ tăng từ 16% lên 37% trong vòng 5 năm.
Thông thường, ngân hàng sẽ tổ chức dự án ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) huy động từ nội bộ có nhiều bộ phận tham gia hoặc tạo ra một bộ phận mới riêng biệt. Cả hai cách này đều không giúp bộ phận digital banking thoát ra khỏi các quy trình, cơ chế truyền thống rườm rà. Một doanh nghiệp nhỏ có thể tăng ngân sách quảng cáo từ 10 triệu lên 200 triệu chỉ trong một ngày nếu họ thấy hiệu quả. Với các ngân hàng, quy trình nội bộ có thể mất vài tuần đến vài tháng để xét duyệt.
Johan Bosini, Venture Partner tại quỹ đầu tư Quona Capital cho rằng các ngân hàng có tiền, có thương hiệu, có nhiều chi nhánh nhưng họ thiếu một điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi: một môi trường chấp nhận sự thay đổi.
Chiến lược spin-in sẽ là một cách làm mới. Lấy ví dụ tại Việt Nam, Timo là một ví dụ khi tạo lập môi trường startup bên ngoài ngân hàng VPBank. Bản chất của startup mới này tập trung vào quy trình tạo ra giá trị mới tại phân khúc mà doanh nghiệp đang kinh doanh, với cách quản lý thoáng hơn.
Môi trường spin-in thay đổi nhanh chóng, đồng thời việc liên doanh và rót vốn từ tập đoàn sẽ mang lại lợi thế khi được chia sẻ nguồn lực, quản lý cấp cao, cơ sở hạ tầng, phần mềm và những nhân sự có kỹ năng tốt. Hai thế mạnh vốn rất khác nhau cùng tồn tại trong một mô hình.
Theo đó, khi muốn dịch chuyển sang số hóa (digital transformation) hoặc tạo ra sáng tạo đột phá tại các tập đoàn lớn, spin-in sẽ là một chiến lược để doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa. Muốn đạt được kết quả khác đi, chúng ta phải làm khác. Không thể dùng cách cũ để đạt được kết quả mới.
VŨ VĂN HIỂN (Đồng sáng lập SocialOne.us)
cảm ơn bạn chia sẻ, mình nghĩ việc kết hợp cả cũ và mới thì sẽ hay hơn và tốt hơn nhiều,
Trả lờiXóa