Sản phẩm hay Marketing Quan trọng hơn?
Produc vs Marketing |
Anh Hùng Đinh, founder của công ty Joomlart là một trong những người mình rất ngưỡng mộ vì những gì anh đã đạt được. Xây dựng một công ty có doanh thu triệu usd, hơn nữa lại bắt đầu từ Việt Nam, bán cho thị trường Global là một thành công tôi phải ngã mũ.
Anh có đặt một câu hỏi "Sản phẩm hay là Marketing? Cái nào quan trọng hơn?" và tự kết luận
Chân lý là Marketing Win, còn cả 2 sản phẩm thì cũng chỉ là nước ngọt có vị cafe mà thôi.Anh giải thích
Khi không bán được hàng thì đừng có xúm vào mà chửi mấy thằng làm sản phẩm. Thím nào là Product Builder, Maker, Developer, Designer hay bị bọn làm Business, Marketing, Sales ném đá chê là sản phẩm không tốt nên không bán được thì tag nó vào đây, thực ra là tụi nó làm marketing kém chứ không phải mình làm sản phẩm không tốt đâu. Làm Marketing tốt hay không tốt thì thằng khách hàng nó không chỉ ra được, nhưng sản phẩm mà lỗi thì đứa nào cũng có thế chém mình tung xác.Theo tôi nhận xét này chưa chính xác vì 3 lý do sau đây:
1. Product chỉ là một phần của Marketing Mix, có ít nhất là 4Ps. Như vậy việc lấy một tập con để so sánh với một khái niệm rộng hơn không có ý nghĩa.
Chúng ta cần định nghĩa là Product cho sản phẩm của công ty startup về công nghệ. Đây là một định nghĩa do tôi đề xuất:
Hàng nghìn năm nay, chúng ta thường hiểu sản phẩm là những gì hiện hữu như một chiếc xe, một ngôi nhà, một chai dầu gội..
Bây giờ, Facebook là một sản phẩm. Phần mềm kế toán, sử dụng online là một sản phẩm. Những sản phẩm này bạn không nhìn thấy. Đó là bit và byte của một sản phẩm phần mềm. Đó là những thứ không thể cầm nắm.
Digital đã mang lại cho thế giới một loại sản phẩm mới.
2. Nếu chỉ xem xét Marketing là kênh bán hàng thì nhận xét này mới có vẻ hợp lý
Như những gì chúng ta vẫn chứng kiến về cách hiểu không thể đơn giản hơn: digital marketing = chạy AD. Sản phẩm đã có. Bộ phận Quảng cáo hay rộng hơn - bộ phận truyền thông - làm chưa tốt để bán được hàng.
Cách hiểu không đúng đắn này rất phổ biến ở Việt Nam như bài viết Digital Transformation: Chiến lược digital của doanh nghiệp thương mại điện tử đã chỉ ra:
Display, Retargeting, Remarketing.. chỉ đóng vai trò là một kênh truyền thông tin của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng của mình, không hơn không kém.
Thông tin thường là các chương trình khuyến mãi, được khéo léo lồng ghép trong bài PR hoặc trực diện bằng banner, quảng cáo text trên search (SEM), Facebook Ad, Adwords.. Mỗi khi có chương trình khuyến mãi, một loạt banner sẽ được thiết kế, đẩy lên các kênh quảng cáo.
Ai đã từng tự mình làm công việc tối ưu để có đơn hàng từ channel của digital marketing sẽ thấy hoạt động tăng đơn hàng của ecommerce vừa đơn giản, vừa phức tạp.
3. Marketing xuất sắc - aka truyền thông - cho một sản phẩm không được thị trường chấp nhận cũng không đi đến đâu
Tiếp nối ý 2, xem marketing chỉ là truyền thông. Nếu nói về các công ty khổng lồ, có nhiều nguồn lực và uy tín, mức độ thành công về truyền thông marketing của họ thật không thể so sánh với các startup thông thường.
Nhưng sản phẩm không được khách hàng chấp nhận vẫn là bom xịt như thường, bất kể truyền thông của họ thành công rực rỡ đến đâu đi nữa. Danh sách bom xịt rất dài: Google, Facebook, Amazon, Twitter, Uber, Apple, Nguyen Ha Dong (flappy bird), Microsoft và cả điện thoại thần thánh Bphone.
Nhưng sản phẩm không được khách hàng chấp nhận vẫn là bom xịt như thường, bất kể truyền thông của họ thành công rực rỡ đến đâu đi nữa. Danh sách bom xịt rất dài: Google, Facebook, Amazon, Twitter, Uber, Apple, Nguyen Ha Dong (flappy bird), Microsoft và cả điện thoại thần thánh Bphone.
Xem chi tiết về các dự án này: The Biggest Flops In Tech This Year
Tại Việt Nam, chắc ai cũng biết đến bia Foster - Uống bia kiểu Úc hoặc Laser - Đi trước một bước, nếu nói về truyền thông marketing chắc không thể không công nhận họ đã làm rất tốt. Nhưng giờ họ đang ở đâu rồi.
Em chào anh Hiển, anh có trích câu "Marketing xuất sắc cho một sản phẩm không được thị trường chấp nhận cũng không đi đến đâu" và liên kết với ví dụ là sản phẩm bia Foster hoặc Laser. Vậy theo em hiểu là Laser đã làm Marketing xuất sắc nhưng sản phẩm của họ không được thị trường chấp nhận thì em có phản biện theo quan điểm mình xíu là: Trong Marketing, 4Ps có 1 chữ P là Place (kênh phân phối), em nghĩ ngành bia, nhiều thương hiệu ngoi ngóp không phải ăn nhau ở Product, mà họ cạnh tranh nhau ở chữ Place, Sabeco họ đã có những chính sách và làm tốt trên mọi mặt trận đặc biệt là kênh Horeca làm cho các hãng bia khác không có cách tiếp cận với ngừoi tiêu dùng của mình. Theo quan điểm của em là ngành bia họ sống còn ở chữ Place là nhiều hơn ạ. Còn về quan điểm Product thuộc Marketing Mix em đồng ý với quan điểm của anh!
Trả lờiXóaNhật Anh nhận xét rất sâu về ngành bia, ngành bia liên quan rất nhiều tới mảng phân phối. Đây là một lý do dẫn đến thất bại của họ.
Trả lờiXóaTheo thông tin Hiển biết thì ban đầu có ngân sách lớn về quảng cáo nên cũng thu hút được một lượng khách hàng dùng thử.
Một số chuyên gia có kinh nghiệm về ngành bia trao đổi với Hiển, cho rằng Laser không được khách hàng nhận xét tốt về 2 khía cạnh:
1. Khái niệm bia tươi đóng chai: bia tươi là phải uống liền chứ đóng chai không tươi
2. Vị bia khi mang ra từ từ hết lạnh, vị rất khó uống
Dùng thử không mang lại trải nghiệm tốt trong khi giá cao hơn Ken đã góp phần vào việc ra đi của họ. Đó chính là điểm chính mà Hiển muốn đề cập, được xếp ngang hàng với Bphone :D :D
Nhật Anh có thông tin chính xác thì chia sẻ thêm, đây cũng là một trường hợp rất đáng học hỏi.
rất cảm ơn bạn đã chia sẻ
Trả lờiXóaBác Hùng Đinh chắc nghĩ marketing chỉ là quảng bá, quảng cáo...
Trả lờiXóa