Header Ads

Google Tag Manager cho Agency



Nhân dịp chia sẻ với team của một agency về Tag Manager, mình được hỏi vài cái mà mình cũng chỉ biết.. lý thuyết. Hầu hết các việc này là do team công nghệ in-house chịu trách nhiệm nên mình chẳng mấy khi làm tới. SocialOne đang chạy ổn định, anh đừng code làm gì -))

Agency phải tự bơi nhiều hơn. Trước đây mấy việc này là cần câu cơm của mình nên với mình cũng không có gì phức tạp. Mình hứa sẽ về tìm câu trả lời cho các bạn ấy.

Sau một buổi tối tìm thông tin, mình tin rằng các những chia sẻ dưới đây cũng hữu ích với mọi người. Hai câu mình được hỏi sẽ phức tạp với hầu hết các bạn làm việc tại các digital agency, nhất là media agency.

1. Làm thế nào để tracking khi khách hàng bấm vào một phần bất kỳ trên website, ví dụ như một liên kết hoặc 1 nút bấm bất kỳ mà không cần khách hàng phải sửa code, chỉ cần thao tác trên Tag Manager. 
2. Làm thế nào để sử dụng ecommerce tracking + data layer để biết được lead nào thành công để tối ưu performance.  Agency cần khách hàng hỗ trợ ít nhất có thể, vì họ không muốn phải làm quá nhiều hay chia sẻ quá nhiều. 

Ban đầu mình nghĩ chỉ cần search một bài hướng dẫn trên internet rồi gửi lại là được nhưng hóa ra không đơn giản như thế.

Nhiều bài được viết từ rất lâu rồi nên cách sử dụng đã hoàn toàn khác. Phần này liên quan nhiều đến kỹ thuật, nội đọc các định nghĩa về data layer, tracking event, ecommerce tracking.. cũng đủ lùng bùng. Ngay cả trang hướng dẫn của Google Tag Manager cũng không dễ hiểu lắm.

Con đường các bạn ấy có vẻ rất gian nan hơn mình tưởng nhiều. 


1. Nếu bạn không đọc được Tiếng Anh chuyên ngành, bạn sẽ vật lộn với các định nghĩa khá lâu cho tới khi dùng được. Rất nhiều bạn mình gặp hôm qua là Account trong khi tài liệu được viết cho developer -)) [ https://developers.google.com/tag-manager/enhanced-ecommerce ]

2. Nếu bạn không có cơ hội thử nghiệm bạn khó biết là có đúng cách hay không. Đọc mấy chục bài, mỗi bài nói một kiểu. Ngoại trừ việc phải tự kiểm chứng thì không có cách nào khác. Agency thử nghiệm trên website của khách hàng là không khôn ngoan chút nào.

3. Rất nhiều tài liệu, bài viết, video cho chủ đề này nhưng mình không tìm được bất kỳ website nào có ví dụ trực tuyến đang hoạt động. Hầu hết là các đoạn code mẫu, hình chụp. Một trang web đơn giản đang chạy thật sẽ giúp ích nhiều hơn. Một bản full không che sẽ dễ dàng hơn nhiều.

4. Bạn không có hiểu biết nhất định về code nhưng lại cần phải kết hợp các hàm lại với nhau vì các đoạn code mẫu rải rác khắp nơi. Đó thực sự là ác mộng.

Bài viết sẽ dành cho các bạn có khái niệm sơ bộ về Tag Manager, Google Analytics, đã biết cách tạo tài khoản, tạo tracking code, giải đáp hai câu hỏi và giản lược những vấn đề kỹ thuật cao siêu mà hầu hết người làm marketing không mấy quan tâm.

1. Làm thế nào để tracking khi khách hàng bấm vào một phần bất kỳ trên website, ví dụ như một liên kết hoặc 1 nút bấm bất kỳ.
2. Làm thế nào để sử dụng ecommerce tracking + data layer, vì đọc bạn không hiểu và setup thử thì không hoạt động.


Đồ Nghề

Cả hai công cụ này đều miễn phí
  1. Google Analytics Debugger: https://chrome.google.com/webstore/detail/google-analytics-debugger/jnkmfdileelhofjcijamephohjechhna
  2. Tag Assistant (by Google) https://chrome.google.com/webstore/detail/tag-assistant-by-google/kejbdjndbnbjgmefkgdddjlbokphdefk?hl=vi
Các extension cũng ảnh hưởng khá nhiều, kinh nghiệm của mình là phải tắt hầu hết thì mới hiện được phiên bản preview của Tag Manager. 

Điều thứ 2 cần lưu ý là caching của website, nếu bạn có nhiều lớp caching thì việc thay đổi và điểu chỉnh sẽ không thấy được ngay. Ví dụ như có html caching tại server, rồi có thêm cloudflare hay Amazon cloud front nữa thì sẽ hơi phức tạp lúc bạn làm thử. Nếu được bạn có thể bật chế độ developement lên thì sẽ dễ kiểm tra hơn. 


A. Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu làm theo video, đây là các bước bạn cần chuẩn bị.  Các bước chuẩn bị này thường là bạn nào cũng làm được nên mình chỉ lưu ý để bạn kiểm tra lại.

1. Cài đặt Tag Manager Code, được enable sẵn plugin enhanced ecommer và data layer theo hướng dẫn tại đây

Bấm vào để xem hình lớn

2. Cài đặt Google Analytics trong Tag Manager

Bấm vào để xem hình lớn

3. Bật tracking ecommerce trong Google Analytics

Bấm vào để xem hình lớn

B - Event Tracking


Làm thế nào để tracking khi khách hàng bấm vào một phần bất kỳ trên website, ví dụ như một liên kết hoặc 1 nút bấm bất kỳ mà không cần khách hàng phải sửa code, chỉ cần thao tác trên Tag Manager. 

Mục tiêu: mỗi khi khách hàng bấm vào một element bất kỳ (nút, form..) mình đều có thể ghi nhận.

DEMO
http://chamxanh.com/lab/click.html

Các bước cơ bản:
- Cài đặt Trigger để ghi nhận event khi bấm một liên kết, ID bất kỳ
- Cài đặt Tags và giá trị sẽ ghi nhận trong event
- Xem báo cáo trong phần event của Google Analytics (realtime và behavior/events)



Tham khảo thêm:
1. https://www.optimizesmart.com/event-tracking-guide-google-analytics-simplified-version/
2. https://www.koozai.com/blog/analytics/the-complete-google-analytics-event-tracking-guide-plus-10-amazing-examples/

C -  Enhanced Ecommerce with Data Layer

2. Làm thế nào để sử dụng ecommerce tracking + data layer để biết được lead nào thành công để tối ưu performance.  Agency cần khách hàng hỗ trợ ít nhất có thể, vì họ không muốn phải làm quá nhiều hay chia sẻ quá nhiều. 

Vì nhu cầu hơi đặc biệt, nên phiên bản Enhanced Ecommerce này mình không cần làm toàn bộ các bước để tránh khách hàng khó chịu. Mình tập trung vào bước cuối cùng để đo lường sau khi đã hoàn thành lead hoặc đặt hàng thành công mà thôi.

Lợi ích của việc cài đặt này rất nhiều, bạn nào làm agency cũng có nghiên cứu qua. Bạn chưa biết có thể tham khảo tại đây.

Tham khảo thêm:
https://ga-dev-tools.appspot.com/enhanced-ecommerce/


DEMO
http://chamxanh.com/lab/canho1.html

Các bước cơ bản:
- Điền thông số vào phần Data Layer: tham khảo mẫu mình làm thử
- Tạo Trigger: điều kiện để fire tag
- Thêm Tag để ghi nhận dữ liệu



Data Layer được định nghĩa như sau
A data layer (which can also referred to as the datalayer or data object) is a set of information that exists on the web page, hidden in the code, invisible to the human eye, but readable if you know where to look. It contains any data that you might need to pass to other systems or software.
Bạn có thể tạo ra một lớp dữ liệu bên dưới bằng javascript, vào có thể chuyển thông tin này cho các ứng dụng khác nhau chứ không chỉ dùng cho Google Analytics hay Tag Manager.

Điều này cũng có thể hiểu là bạn có thể dùng tính năng này để kết nối với các cơ sở dữ liệu nội bộ như CRM để cá nhân hóa hoặc gửi cho họ lời chào hàng hấp dẫn. Một ví dụ là mình có thể định nghĩa những người vào SocialOne.us có 2 nhóm: PRO user và Free User. Thông tin này có thể tạo ra một lớp data layer để tính năng popup gửi thông báo riêng cho từng nhóm để thuyết phục họ với thông điệp khác nhau.

Lưu ý quan trọng: Data Layer chính là điểm mấu chốt. Nếu thiếu dữ liệu thì không có cách nào có tracking được. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần client tạo ra dữ liệu của đơn hàng theo format của Google Analytics trên trang cảm ơn sau khi đặt hàng thành công hoặc đã hoàn tất điền form.

Với khách hàng, chỉ cần thêm javascript ở lớp Data Layer sẽ tiện và thoải mái cho họ hơn nhiều so với tích hợp sâu vào hệ thống.



Xem tiếp về Tag Manager: Google Tag Manager cho Agency - Phần 2

Ho Chi Minh - 14.7.2017

3 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay :D, video hướng dẫn cũng rất dễ hiểu ạ :D. Em có bổ sung một số lưu ý như thế này:

    Đoạn javascript để hiển thị các thông số trong dataLayer (tạm gọi là dataLayer script) phải được đặt trên code GTM container, nếu không thì Transaction tracking này sẽ không work.

    (Vì Trigger Type đang là Pageview, nghĩa là Transaction Hit sẽ được gửi ngay khi đoạn code GTM load lên. Nếu đặt đoạn dataLayer script ở dưới code GTM thì khả năng lớn các thông tin trong dataLayer script này sẽ load không kịp và bị bỏ lỡ)

    Trả lờiXóa
  2. Bổ sung của Hoang Nguyen rất chính xác. Thanks!

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét của Hoàng rất hay nhưng nếu như dataLayer script đặt ở dưới thì mình muốn hỏi Trigger Type nên là gì thì hợp lý hơn vậy bạn? (nếu như không phải là Pageview)
    Mong nhận được sự phản hồi sớm từ các anh. Thanks!

    Trả lờiXóa

Khi nhận xét, vui lòng dùng Tên riêng hoặc Nickname

Được tạo bởi Blogger.