Header Ads

Google Tag Manager cho Agency - Phần 2: Mang Data Layer lên GTM

“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Goethe).

Trong phần 1, tôi hướng dẫn các bạn Agency sử dụng Tag Manager cài đặt tracking ecommerce conversion. Không ngờ vấn đề mà các bạn nêu ra - không thể cài đặt Data Layer - lại là vấn đề của tôi gần đây. Lý thuyết đơn giản là thế; lúc làm phải quyền biến mới như ý được.  Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách mang Data Layer lên Google Tag Manager để đo đếm mà không cần đụng tay động chân liên quan tới lập trình. 


Lưu ý: Bài viết rất kỹ thuật, không dành cho các bạn chưa biết, sẽ không có giải thích về các khái niệm cơ bản như trigger, fire tag. 

Để tự tìm hiểu thêm về Tag Manager: Google Tag Manager cho Agency - Phần 1

1. Không thể cài đặt Data Layer trên website

Một số trường hợp bạn không thể thêm lớp Data Layer để tracking trên website vì vài lý do:
  • Agency chỉ có thể cài Tag Manager, yêu cầu IT của khách hàng cài đặt data layer không khả thi. Liên quan đến data, bảo mật dữ liệu, huy động nguồn lực bên ngoài marketing thường thời gian triển khai rất dài. Trong khi đó, campaign của bạn chỉ chạy trong vài tuần là kết thúc. Sau đó thì ai biết brand có muốn làm với mình nữa hay không.
  • Với hàng trăm nghìn SKUs trên các website thương mại điện tử, nếu thêm dữ liệu đơn hàng bằng thủ công trên từng sản phẩm là không khả thi, việc này nhất định cần công nghệ hỗ trợ. Tuy nhiên với bất động sản, ngân hàng, các công ty dịch vụ thường không có nhiều sản phẩm thì lẽ nào chúng ta phải đầu hàng. 
  • Khi fire tag bằng Tag Manager, mức độ bảo mật vẫn ổn hơn trong mắt hầu hết các bạn làm digital marketing. Trên thực tế, ai đã quyết tâm soi và có kỹ năng đều có thể tìm thấy lớp data layer này. Tuy nhiên, ít ai sâu tới mức soi các thông tin không tồn tại trên source code (khi view source). Số lượng các bạn Digital Marketing sử dụng Tag Manager sành điệu rất ít rồi. Một bạn bình luận trên group DMA là các bạn dùng Tag Manager hầu hết chỉ dừng ở mức cài Pixel của Facebook và Google - mức độ cơ bản của cơ bản. Các thông tin dạng này thường chỉ trên các website nước ngoài, chỉ một số hiếm các bạn ở Việt Nam chia sẻ. Cao nhân thì bận quá nên cũng ít thấy. 
Khó  khăn là thế nhưng lợi ích đạt được lớn hơn nhiều. Cài đặt ecommerce tracking mang lại độ chính xác cao hơn hẳn so với sử dụng goal hay conversion tag, chưa kể là có thể nhìn thấy được rất nhiều dữ liệu khác mà bình thường goal không thể làm được. 

2. Giải pháp: Sử dụng Data Layer trên Google Tag Manager - GA Ecommerce Tracking

Level 1: Lý thuyết hoàn hảo - mang Data Layer lên GTM
Giải pháp thực tế rất đơn giản, chỉ gồm 2 bước:
  1. Thêm TAG: Tạo ra một Custom HTML để chứa nội dung Data Layer; Trigger cho tag này: chỉ fire trên trang cảm ơn sau khi điền form hoặc hoàn thành đơn hàng
  2. Thêm tag Google Analytics, loại transaction để ghi nhận nội dung trên Data Layer ở bước 1 thành một đơn hàng trên Google Analytics 
Vấn đề mà bạn gặp phải trong trường hợp này: sau khi cài đặt xong transaction không được GA ghi nhận. Đơn giản vì Data Layer phải nằm phía trên code của Tag Manager để khi gọi đến, dữ liệu đã sẵn sàng. Trong trường hợp này không có cách nào để Data Layer nằm sẵn phía trên code của Tag Manager vì .. bạn nhét data layer vào chính GTM. Vì một lý do gì đó, khi bạn lấy dữ liệu để fire tag thì nó trống rỗng hoặc không ghi nhận được, rất hên xui. Đó là lỗi phổ biến và thuốc giải thì ngay bên dưới.   

LEVEL 2: Kiểm tra khi nào Data Layer sẵn sàng mới ghi nhận
  1. Thêm vào dữ liệu của Data Layer một dữ liệu là Event, đặt tên bất kỳ. 
  2. Khi dữ liệu của Data Layer được load đầy đủ, bao gồm event thì sẽ ghi nhận trên Google Analytics. 


3. Video hướng dẫn



Đây là các ví dụ trong video để bạn tự lấy về làm thử
  • Landing page: chamxanh.com/lab/canho-firebygtm.html - có tag manager, không có data layer
  • Data Layer, đã có sẵn event. Bạn có thể đổi lại theo cách của bạn. Chi tiết về các thuộc tính này tại Standard Ecommerce variable. Có lẽ nhu cầu nhét data layer vào GTM không nhiều nên không thấy trong phần mô tả. 
<script>
window.dataLayer = window.dataLayer || []
dataLayer.push({
   'transactionId': '1999',
   'transactionAffiliation': 'Acme Clothing',
   'transactionTotal': 38.26,
   'transactionTax': 1.29,
   'transactionShipping': 5,
   'event' : 'dataOKnha',   'transactionProducts': [{
       'sku': 'ABC123',
       'name': 'RiverCity 2PN - fire by GTM',
       'category': 'RiverCity',
       'price': 11.99,
       'quantity': 1
   },{
       'sku': 'NPH1',
       'name': 'Nha Pho 1Ti5 HN - fire by GTM',
       'category': 'NhaPho',
       'price': 9.99,
       'quantity': 0
   }]
});
</script>
Chúc các bạn agency vui khỏe và thực hành thành công! 

1 nhận xét:

  1. Cám ơn anh bài viết thực sự hữu ích đối với người mới như em. Chúc anh nhiều sức khỏe ạ

    Trả lờiXóa

Khi nhận xét, vui lòng dùng Tên riêng hoặc Nickname

Được tạo bởi Blogger.