Header Ads

Hoạch định lộ trình trở thành Full-Stack Marketer

 


Chúng ta đều biết rằng, trở thành chuyên gia trong mọi thứ là điều vô cùng khó khăn, không chỉ cho các bạn mới vào nghề mà ngay cả các bạn đã đi làm 2-6 năm vẫn đầy chông gai. Chiến lược nào để mình khởi đầu sự nghiệp và sau đó tiếp tục phấn đấu để thành công?

Trong bài viết Full-Stack Digital Marketers là ai, họ có những kỹ năng gì? liệt kê 33 kỹ năng khác nhau, thuộc 5 nhóm chuyên môn cho chúng ta thấy việc trở thành một Full-Stack Digital Marketer là rất khó khăn, không chỉ cho các bạn mới vào nghề mà ngay cả các bạn đã đi làm 2-6 năm vẫn đầy chông gai.

Chiến lược nào để mình khởi đầu sự nghiệp và sau đó tiếp tục phấn đấu để thành công?

Có bốn lời khuyên danh cho những bạn đã quyết tâm dấn thân và muốn tiến xa trong ngành này: 

  • Hoàng tử lai giữa nghệ thuật và khoa học
  • “T” Shaped Expertise 
  • Polymath - Chiến lược đa hình
  • Nhìn xa hơn và suy luận ngược về

Hãy trở thành Hoàng tử lai giữa nghệ thuật và khoa học

Khi nhắc đến digital marketing, có một sự thật thú vị là ngay cả những marketer nhiều năm kinh nghiệm mà tôi có cơ hội trao đổi cũng cho rằng đây là công việc về kỹ thuật, chiến thuật, công nghệ. Các từ được dùng như technical things, digital media đươc mô tả đầy kỹ thuật. Đó là một đánh giá chưa chuẩn xác.

Đánh giá này cũng có thể dự đoán được, khi số lượng người sử dụng internet bùng nổ, thế giới chuyển qua Công nghiệp 4.0 với bao nhiêu lạ lẫm. Vô số các từ ngữ thời thượng (buzzword) nổ to như bom làm bạn nhức não khi phân biệt sự khác nhau giữa chúng: digital transformation, AI, deep learning, machine learning, digitalize...


Trên thực tế, Digital Marketing là sự kết hợp Digital + Marketing. Nhận định digital marketing chỉ là công việc kỹ thuật chỉ mô tả một phần nhỏ, chưa thể hiện đầy đủ hàm ý của Digital và hoàn toàn bỏ qua khía cạnh Digital Marketers chính là những MAKETERS. Digital Marketer có đầy đủ kỹ năng của một marketer cộng với một dải kỹ năng rộng và chuyên biệt về Digital.

Sau khi Flipkart đã thuê Vikas Gupta từ Unilever để lãnh đạo bộ phận marketing của họ, Economictimes đã trích dẫn bình luận của Sonal Bahl về một marketer lý tưởng trong tương lai là người có chuyên môn dày dạn về thương hiệu và marketing truyền thống (rich traditional brand marketing expertise), am hiểu marketing hiệu suất trong thời đại mới (new-age performance marketing) cũng như các nền tảng bán hàng trực tiếp cho khách hàng (direct-to-consumer platforms).


The ideal marketer of the future
= Rich traditional brand marketing expertise
+ New-age performance marketing
+ Direct-to-consumer platforms

Một số kỹ năng trong mô tả công việc đầy chất công nghệ như Campaign tracking, Ad Operations, Analytics, Audience List Management trong khi một số kỹ năng sáng tạo, đầy nghệ thuật như Digital Creative, Content Developement.

Trước đây, bạn chỉ cần sản xuất TVC, sửa đổi lại định dạng để chạy trên các kênh digital như Facebook Ads, Youtube thì bây giờ bạn phải tính toán từng nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, trên từng kênh có sự khác biệt ra sao, họ thích những nội dung gì.

Một số chiến dịch sản xuất không chỉ 1 TVC mà có thể là 2-3 video ngắn vài giây, mỗi TVC nhắm vào một nhóm khách hàng chuyên biệt trong cùng một chiến dịch. Tất cả những tính toán đó, làm sao để dựng storyboard phù hợp, director treatment như thế, chiến dịch truyền thông tích hợp IMC (Intergrated Marketing Campaign) nên triển khai ra sao, phối hợp giữa các kênh thế nào đòi hỏi sự hội tụ giữa khả năng sáng tạo của một nghệ sĩ và sự tính toán chính xác, chi tiết của một nhà khoa học.

Khi bạn quá tập trung vào một bên bán cầu não, bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều trong tương lai.

Đừng tự giới hạn mình bằng “fixed mindset”

Rất nhiều bạn đã bắt đầu nghề nghiệp từ việc chạy quảng cáo như tôi. Điều đó là rất bình thường. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ mình đang thiếu những kỹ năng gì để bổ sung kiến thức. Khi thần thánh hóa công việc chạy ads, bạn đã bỏ qua cơ hội phát triển của bạn thân mình, bạn đã fixed mindset của mình thay vì tiếp tục học hỏi để hoàn thiện bản thân.

Ngược lại, các anh chị đã có nhiều năm kinh nghiệm về marketing, đã làm những vị trí lãnh đạo cao cấp trong các doanh nghiệp có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm marketing truyền thống thường không có nhiều trải nghiệm về digital marketing. Các anh chị này thường vận hành bộ phận Digital Marketing trong công ty như một kênh truyền thông hoặc một kênh bán hàng mới theo cách rất truyền thống. Traditional Digital Marketing - đó là tên gọi của giai đoạn đầu tiên khi một công ty thay đổi và bắt đầu thử nghiệm với Digital Marketing.

Với các công ty vẫn vận hành ở những giai đoạn đầu tiên trong quá trình trưởng thành về hoạt động digital, bạn sẽ dễ gặp tình trạng vai trò và trách nhiệm không rõ ràng, không có KPIs cụ thể, phải báo cáo cho bộ phận ngang hàng trong các dự án về digital marketing.
“Trong một thế giới kết nối, khái niệm hỗn hợp tiếp thị đã tiến hóa để phù hợp hơn với sự tham gia của khách hàng.” - Philip Kotler
Thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi internet xuất hiện, bao gồm cả cách mà chúng ta làm marketing. Marketing Mix cũ bao gồm 4Ps: Product, Price, Place, Promotion đã không phản ảnh được sự thay đổi của thế giới digital. Philip Kotler - cha đẻ của tiếp thị hiện đại, người đã định nghĩa 4Ps đã định nghĩa lại 4Ps trong thời đại Digital thành 4C - hỗn hợp tiếp thị tiến hóa: đồng sáng tạo (co-creation), tiền tệ (currency), kích hoạt cộng đồng (communal activation) và thảo luận (conversation) trong quyển sách “Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital” được xuất bản năm 2016.

Ngay cả những định nghĩa kinh điển cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời đại, làm sao bạn có thể đạt được thành công mới trong thế giới digital với cách làm marketing cũ.

The “T” Shaped Marketer 

“T-Shaped basically refers to having a light level of knowledge in a broad array of skills, and deep knowledge/ability in a single one (or a few).” - Rand Fishkin

Khái niệm này đến từ Tim Brown, CEO của công ty IDEO. “T"-Shaped People là người có có hiểu biết sâu sắc về một mảng và kiến thức rộng trong các mảng khác của marketing. Bạn có thể chọn một hoặc vài kỹ năng mà bạn muốn đào sâu và trở thành người nắm giữ công việc đó trong công ty.

Không ai có thể biết hết mọi thứ nên ít ra bạn có một kỹ năng chuyên môn xài được thay vì cái gì cũng biết mà không tự làm được việc gì. Một số bạn có kiến thức tổng quát rất ấn tượng nhưng không tạo được tác động thực sự khi ứng dụng vào công việc. Điều này cũng giống như đi học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa", cái gì cũng biết nhưng không thực sự làm được việc gì cho doanh nghiệp. Sau khi thành thạo 1 kỹ năng quan trọng, bạn có thể tiếp tục mở rộng cho tới khi hoàn thiện các kỹ năng còn lại.

Be Patient, Good Things Take Time.

Phải mất nhiều thời gian, thậm chí là nhiều năm để có thể thành thạo một kỹ năng hay thói quen nào đó. Những điều tuyệt vời luôn cần thời gian để nảy nở, phát triển. Cây thông, cây tùng ở Đà Lạt cần thời gian để lớn lên trước khi có khả năng “đứng giữa trời mà reo".

Phải có thân cây rồi mới cành, có nhánh. Hãy chọn những kỹ năng quan trọng, sống còn trong ngành để giành được vị trí mong muốn. Khi bạn được chọn, được làm nghề, có cơ hội cống hiến, được học hỏi và phát triển sự nghiệp, hãy chăm chút hoàn thiện, phát triển những kỹ năng khác. Thân cây sẽ sum xê cành lá theo năm tháng.

Polymath - Chiến lược đa hình

Để trở thành một marketer trên cả tuyệt vời, Scott Adams cho rằng có hai hướng:
  • THE BEST: Trở thành người giỏi nhất trong một mảng cụ thể nào đó
  • TOP 25%: Có mặt trong danh sách 25% những người tốt nhất của hai hoặc nhiều mảng hơn.
Lựa chọn đầu tiên rất khó và gần như bất khả thi với đa số mọi người. Lựa chọn thứ 2 sẽ dễ hơn. Hầu hết mọi người đều có tài năng riêng, bạn chỉ cần nỗ lực để tiến vào TOP 25%.

Anh Đ. là Digital Head của một tập đoàn quốc tế. Hiểu biết về công nghệ của anh so với nhiều bạn làm sản phẩm, lập trình, CTO còn thua xa nhưng với hầu hết các marketer mà tôi biết thì anh hơn xa. Anh lại có lợi thế hơn những bạn làm công nghệ ở hiểu biết về marketing, về quản lý dự án, về kinh doanh vì anh từng làm MD. Có rất ít người có sự kết hợp giữa kinh nghiệm và hiểu biết từ nhiều mảng với nhau.

Hãy nghĩ đến những lựa chọn kết hợp các thế mạnh của bạn với nhau, kể cả những kỹ năng từ các ngành khác:

  • Lập trình + SEO + SEM
  • Design + Performance Marketing
  • Copywriter + Social media + PR
Các sở hữu nhiều kỹ năng kết hợp, bạn sẽ càng trở nên hiếm.

 

Bạn hãy chọn những lợi thế của bạn và tìm hiểu cách kết hợp chúng với nhau. Michael Simmons đã sử dụng mô hình cung cầu để phân tích cách tiếp cận “đa hình” để thành công hơn.


Mô hình cung cầu trong kinh tế có thể áp dụng cho sản phẩm dịch vụ cũng như sự cạnh tranh trong thị trường việc làm. Trong mô hình này, bạn sẽ có thu nhập cao, sản phẩm bán được giá cao (price premium) trong hai tình huống:
  1. Giảm đường cung
  2. Đường nhu cầu tăng (demand): demand chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng chi trả (willing and able to buy) cho sản phẩm, dịch vụ hay kỹ năng của bạn.
Khi kỹ năng trở nên phổ biến đến mức ai cũng có đồng nghĩa với đường cung tăng, nó sẽ trở thành hàng hóa (commodity). Việc đàm phán về hàng hóa có khi chỉ là giá cả. Sử dụng chiến lược đa hình bằng cách kết hợp các kỹ năng với nhau, bạn trở nên hiếm. Nỗ lực biến tiến vào TOP 25%, bạn thực sự quý. Khi quý hiếm, bạn trở nên khác biệt và có thu nhập cao hơn.

Khi đã khác biệt và quý hiếm, bạn có khả năng trở thành người dẫn đầu, trở thành chuyên gia, gắn liền tên tuổi với những kỹ năng có nhu cầu cao của doanh nghiệp, bạn sẽ có lợi thế vô cùng lớn trong nghề nghiệp của mình.

Kết hợp hiểu biết từ nhiều mảng cũng có khả năng mang lại những suy nghĩ khác biệt, những góc nhìn giá trị mà ít ai có. Peter Thiel, tỉ phú tự thân và là nhà đầu tư hàng đầu tại Silicon Valley hỏi các ứng viên cũng như các nhà sáng lập startup một câu hỏi đơn giản để biết độ quý hiếm của họ:“Có điều gì bạn tin là đúng nhưng không ai đồng ý với bạn không?” Nếu bạn không thể trả lời, nó sẽ nói lên bạn không phải là người có ý tưởng nguyên bản (original thinker).

Anti-Fragile - Chống lại sự mong manh


Kết hợp các kỹ năng cũng giúp bạn vượt qua bẫy “chuyên gia mong manh". Một số chuyên gia cho ngành hẹp rất giỏi và có uy tín, được trả rất cao nhưng sự nghiệp rất mong manh. Khi ngành nghề thay đổi, họ gần như không thể bắt đầu một nghề mới.

Đa hình, được Nassim Taleb gọi là “anti-fragile” - chống lại sự mong manh, làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Khi các mô hình kinh doanh mới xuất hiện hoặc đam mê của họ tăng lên, họ có thể nhanh chóng kết hợp các kỹ năng hiện có của mình theo vô số cách.

 

Bạn nên chọn T-Shape model nào cho mình?

Chọn mảng nào trong digital marketing để đi sâu, xây dựng năng lực cho mình chính là một bài tập về marketing căn bản. Hãy bắt đầu từ bản thân mình, tự trả lời vài câu hỏi gợi ý dưới đây.
Điểm mạnh của bạn?


Điểm yếu của bạn?


Kỹ năng nào phù hợp với điểm mạnh của bạn?


Nhìn xa hơn và suy luận ngược về

Sau hai phần mô tả về “hoàng tử lai" và “T"-shaped, bạn đã có hình dung sơ bộ về một người làm digital marketing, cũng như điểm mạnh yếu của bản thân mình. Bạn thích gì, bạn phù hợp với kỹ năng nào trong danh sách những kỹ năng có nhu cầu cao?

Đôi khi, những việc bạn thích khó tìm được việc làm, vì nó chỉ tồn tại trong một số rất ít công ty, thường là công ty đã trưởng thành về hoạt động digital marketing. Để được nhận vào các vị trí đặc biệt này với người mới bắt đầu sẽ có chút khó khăn nhưng không đến mức là không thể. Một người bạn của tôi nghiên cứu về “data-mining" khi ở Việt Nam còn chưa có tuyển dụng, tự học R+ để phân tích số liệu. Khi cơ duyên đến, bạn ấy được nhận vào một trong các công ty internet lớn nhất ở Việt nam vì kỹ năng đặc biệt của mình.

Có những việc bạn thích nhưng bạn chưa có đủ năng lực để làm, chẳng hạn như bạn chỉ vừa tốt nghiệp đại học nhưng chỉ muốn làm chiến lược (strategy) cho công ty, muốn “lead" dự án. Khi kinh nghiệm và kỹ năng của bạn chưa đáp ứng yêu cầu công việc thì rất khó để được trao trọng trách.

Để bắt đầu, hãy biết mình biết người trước. Bạn có thể xuất phát với quy trình 3 bước với xem danh sách các việc làm trong ngành.

Ba Bước Để “Đóng Gap"

Bước 1 - Define Objectives: Chọn công việc đang tuyển dụng mà bạn thích nhất, cảm thấy phù hợp nhất.

Vào các website tuyển dụng, nếu bạn mới bắt đầu sự nghiệp, hãy thử bằng các từ khóa sau đây và “scan" danh sách việc làm hiện có trên website:

  • Marketing Executive
  • Digital Executive
  • Account Executive
  • Performance marketing

Nếu bạn đang muốn tăng tốc làm quản lý, bạn thử các từ khóa sau đây:
  • Digital Manager
  • Account Manager
  • Head of Digital
Bước 2 - Situation Analyze

  • Đọc thật kỹ mô tả công việc và viết ra danh sách các kỹ năng cần có cho công việc bạn muốn.
  • Đánh giá bản thân: đã có những kỹ năng gì và đang có khoảng cách với vị trí mong muốn ra sao.

Bước 3 - Closing Gap

  • Danh sách những kỹ năng bạn cần phải học thêm để đến gần hơn với mục tiêu
  • Lên kế hoạch thực hiện



Hơn 10 năm làm trong ngành cùng với vận hành cộng đồng DMA Network nhiều năm, gặp vô số bạn bè cùng ngành, tôi chứng kiến sự trăn trở của các bạn trẻ muốn làm việc trong ngành Digital Marketing cùng với nhiều câu hỏi cần được giải đáp, trong đó có xác định các kỹ năng cần thiết để bắt đầu sự nghiệp hoặc vạch ra lộ trình, giành quyền tiến bước vào các vị trí cấp cao.

Thông tin cùng với trải nghiệm và hiểu biết của tôi sẽ giúp các bạn hóa giải phần nào những khó khăn của bạn. Những điều này được gói gọn trong quyển sách "FULL-STACK DIGITAL MARKETERS", đã được ranking 28 trong danh mục sách hướng nghiệp của Amazon.com. Bài viét bạn vừa đọc là một phần trong quyển quyển sách này. 

Bạn có thể đặt mua bản in thông qua website https://chamxanh.com/dang-ky-sach/



Một số review về quyển sách 


Full Stack Digital Marketers - Vũ Văn Hiển - 130 trang (~1h đồng hồ để đọc).
“Những ai có nhu cầu tìm hiểu về ngành hoặc có ý định giới thiệu người quen vào nghề Digital Marketing thì đây là cuốn sách với ngôn từ “ma thuật” chứa nhiều thông tin mà tôi biết. Nó không chỉ mô tả cho người đọc hiểu về các khía cạnh đi kèm góc nhìn & kinh nghiệm của tác giả về ngành, các công việc của một Full Stack Digital Marketers, trong đó còn hàm chứa cách tư duy và chọn nghề cho các những ai còn đang lạc lối chưa tìm thấy mục tiêu học tập, phát triển hoặc có ý định đổi nghề, hoặc làm việc với bộ phận marketing. Chắc chắn, tôi cũng học được kha khá nội dung hữu ích” 


Trần Duy Ninh  - Head Of Digital at Health Care & Pharmacy Services Company
Điểm mạnh là cuốn sách này đã được tác giả tính toán kỹ cho cả 2 đối tượng: 
1/Với người đã học, tìm hiểu và đang không ngừng nghiên cứu về Digital Marketing đang mong muốn nâng cao kiến thức bản thân. Với những ai có nguyện vọng được chuyển đổi hay phân vân muốn làm Digital thì có lẽ quyển sách sẽ là “quân sư” tinh anh và trung thực nhất giúp bạn hiểu hơn về ngành đầy thú vị này và tìm được điểm tương đồng của chính mình.  
2/Là dành cho những ai “ngoại đạo”, lần đầu chạm ngõ và mong muốn vấn thân vào lĩnh vực thú vị này. Với một người biết qua về Digital Marketing nhưng vẫn còn loay hoay với chính mình và không thể bứt phá thì cuốn sách sẽ hướng dẫn giúp bạn tìm được giải pháp tốt hơn và biết mình còn thiếu sót ở điểm nào. Cuốn sách cũng cover toàn bộ các cấu trúc, mô hình Digital và vai trò cụ thể của bạn trong đó giúp bạn dễ định hình hơn cho tương lai của bản thân
Điểm chưa tốt của cuốn sách là còn khá nhiều màu sắc học thuật và từ ngữ chuyên môn dẫn đến người mới sẽ phải tiếp thu rất nhiều kiến thức mới và khó theo dõi, nhưng cũng vì vậy mà bạn cứ lên 1 nấc thang sự nghiệp thì bạn sẽ cảm thấy cuốn sách giá trị hơn vì càng phát triển bạn sẽ càng thấm cuốn sách hơn.
Lê Anh Tuấn - MD at A1 Digihub



Full-Stack Digital Marketers là cuốn sách rất hay vì được viết từ chính trải nghiệm của Hiển - 1 người đam mê và dấn thân vào Digital marketing từ vị trí thấp nhất cho đến khi đạt tới đỉnh cao. Các bạn trẻ có thể học các kĩ năng Digital từ bất cứ đâu, nhưng nếu muốn chuẩn hoá kiến thức và đi sâu vào nền tảng của Digital thì nhất định phải đọc cuốn sách này. Một fullstack marketer phải là 1 người biết nghiên cứu - chia sẻ và cho đi, Hiển là hình mẫu của việc đó.

Nông Tuấn Anh

Thật không thể tin được😄 là đọc sách lại "dễ dàng" như vậy 😆. Nhân tiện review luôn cuốn sách "Full-Stack Digital Marketers" .
👉 There's a will thers's a way
👉 "Hãy chuẩn bị sẵn sàng năng lực"
👉 The value of knowing what you don't know you don't know
👉 "Bởi vì không ai muốn làm giàu chậm cả!" - Warren Buff

Các review trên cộng đồng đọc và review Goodreads



Review trên Amazon.com 

Không có nhận xét nào

Khi nhận xét, vui lòng dùng Tên riêng hoặc Nickname

Được tạo bởi Blogger.